VIÊM THƯỢNG NHĨ: chẩn đoán và xử trí.

Đại cương:

  • Viêm thượng nhĩ là một thể lâm sàng của viêm tai giữa.
  • Là hiện tượng viêm khu trú ở phần trên hòm tai nơi chứa đựng các xương con, các dây chằng và các cơ.
  • Bệnh có tính chất bán cấp, triệu chứng chảy mủ tai không thật rõ rệt, các biểu hiện toàn thân nghèo nàn nên khó chẩn đoán.
  • Bệnh thường tiến triển thành mạn tính do sự thiêu chú ý của bệnh nhân và sự thiếu sót của thầy thuốc.

Nhắc lại giải phẫu, giải phẫu bệnh:

Giải phẫu:

  • Thượng nhĩ là tầng trên của hòm nhĩ, phân cách với tầng dưới bởi eo rất hẹp, gọi là eo thượng nhĩ – nhĩ.
  • Giới hạn:
    • Trên: là vách xương mỏng qua đó liên quan với màng não và thùy thái dương đại não.
    • Trong trường hợp khớp trai đá đi qua đây bị hở thì niêm mạc thượng nhĩ lien quan trực tiếp với màng não.
    • Dưới: là eo thượng nhĩ – nhĩ.
    • Trước liên quan với cơ búa.
    • Sau: mở vào sào đạo, thông thương nhĩ với sào bào.
    • Ngoài: phần trên là tường thượng nhĩ, phần dưới là màng trùng.
    • Trong: liên quan đến ống bán khuyên, ống Fallot và đoạn 2 dây VII.
  • Thượng nhĩ được chia thành nhiều ô nhỏ:
    • Mạc treo búa đe chia thượng nhĩ thành 2 nửa:
      • Nửa trong: là túi thượng nhĩ trong.
      • Nửa ngoài: là túi thượng nhĩ ngoài.
    • Dây chằng cổ xương búa chia thượng nhĩ ngoài thành 2 nửa:
      • Nửa trên: là túi Kretschmann.
      • Nửa dưới là túi Prussak.

Giải phẫu bệnh:

  • Niêm mạc mưng mủ, phù nề có nụ sùi, polyp.
  • Xương: viêm xương, tiêu hủy xương con.
  • Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Viêm thượng nhĩ được chia thành:

Viêm thượng nhĩ ngoài:

  • Viêm túi Prussak.
  • Viêm túi Kretschmann.
  • Viêm thượng nhĩ toàn bộ.
  • Viêm thượng nhĩ – nhĩ.
  • Viêm thượng nhĩ sào đạo.

Viêm thượng nhĩ trong: được chia làm viêm thượng nhĩ sào bào và viêm tiền thượng nhĩ.

Chẩn đoán từng thể:

 Viêm thượng nhĩ ngoài:

a, Viêm túi Prussak( hay gặp).

  • Triệu chứng toàn thân và cơ năng không rõ ràng.
  • Không sốt.
  • Không đau tai.
  • Bệnh nhân thấy đau nửa đầu bên bệnh. Nghe kém ít hoặc không. Mủ tai chảy ít, thối.
  • Thực thể:
    • Mủ tai chảy ít, thối.
    • Màng căng bình thường, màng trùng đỏ, có thể căng phồng.
    • Lỗ thủng nhỏ nằm ở màng trùng ngay trên mấu ngắng xương búa.
    • Lỗ thủng có thể bị che lấp bởi vẩy, tổ chức sùi, mủ, polyp…
  • Thính lực có thể giảm vừa phải.

b, Viêm túi Kretschmann:

  • Toàn thân không có biểu hiện rõ.
  • Cơ năng:
    • Nghe kém nhiều hơn( điếc dẫn truyền nặng) do đầu xương búa bị tiêu hủy nhiều làm gián đoạn chuỗi xương con.
    • Chảy mủ tai ít.
    • Lỗ thủng:
      1. Cao, phần xương tường thượng nhĩ.
      2. Bị che lấp bởi sùi vẩy.
      3. Dùng que trâm thăm dò lỗ thủng có càm giác chạm xương.

c, Viêm thượng nhĩ toàn bộ:

  • Thính lực giảm nhiều do gãy đứt cổ xương búa do tiêu xương làm gián đoạn chuỗi xương con.
  • Mủ chảy nhiều:
    • Có thể khô.
    • Nếu nhiễm trùng mủ ướt thối.
    • Lổn nhổn chất bã đậu.
  • Thực thể:
    • Lỗ thủng chiếm gần hết toàn bộ màng trùng đôi khi ngoạm cả vào tường thượng nhĩ.

d, Viêm thượng nhĩ – nhĩ:

  • Lỗ thủng ở màng trùng và lỗ thủng rộng bờ nham nhở ở màng căng.
  • Nghe kém rõ.

e, Viêm thượng nhĩ sào đạo:

  • Lỗ thủng ở màng trùng và lỗ thủng ở góc sau trên ngoạm vào xương.

 Viêm thượng nhĩ trong:

  • Triệu chứng:
  • Thính lực giảm nhiều.
  • Có thể có chóng mặt do tổn thương ống bán khuyên ngoài.
  • Mủ lan theo ngành xuống xương đ era ngoài, xương đe bị tiêu, đứt ngành xuống xương đe gây gián đoạn chuỗi xương con.
  • Lỗ thủng ở góc sau trên dưới dây chằng nhĩ búa sau, có thể ngoạm vào khung nhĩ.

Thể lâm sàng:

a, Viêm thượng nhĩ sào bào.

  • Lỗ thủng ở góc sau trên ngoạm vào xương
  • Bờ lỗ thủng sùi, có thể có Polyp.

 b, Viêm tiền thượng nhĩ: Lỗ thủng nằm ngau dưới dây chằng nhĩ búa trước.

Cận lâm sàng:

  • CT; tiêu hủy chuỗi xương con, hình ảnh ăn mòn tường thượng nhĩ, dò ống bán khuyên ngoài, mất cựa sau trên nhĩ.
  • Xét nghiệm xác định cholesteatoma.
    • Soi dưới kính hiểm vi thấy hình ảnh màng mái.
    • Phản ứng với Andehyt acetic: chuyển màu xanh.
  • Thính lực đồ: điếc dẫn truyền

Tiến triển và biến chứng:

Tiến triển:

  • Không bao giờ tự khỏi.
  • Tiến triển nhanh đặc biệt là cholesteatoma.

Biến chứng:

  • Thần kinh: liệt VII, viêm mê nhĩ.
  • Biến chứng nội sọ: viêm tĩnh mạch bên, viêm màng não, apxe não.
  • Cốt tủy viêm xương thái dương, xương đá.

Điều trị:

  • Điều trị ngoại khoa là chính.
  1. Ngoại khoa:
    • Bệnh tích khu trú ở thượng nhĩ: phẫu thuật mở thượng nhĩ đơn thuần.
    • Bệnh tích lan vào sào bào – thượng nhĩ: phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ.
    • Khoét chum tiệt căn nếu bệnh tích lan cả vào hòm nhĩ.
    • Hay làm phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ kiêm tra thượng nhĩ, ngách hạ nhĩ.
  2. Nội khoa:
    • Dùng bơm Canuyn Hartman bơm rửa hết bệnh tích rồi bơm thuốc, nhưng cách này ít hiệu quả.

Comments

comments

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.