1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.1 Lâm sàng
Toàn thân
– Thường có sốt, mệt mỏi nhiều
– Hạch góc hàm sưng đau
Cơ năng
– Đau họng nhiều, cảm giác đauu xiên lên tai, đau tăng khi nuốt, nói
– Khó nuốt, khó há miệng
– Chảy nhiều nước bọt
Thực thể
– Há miệng hạn chế
– Khoang họng mất cân đối: Khoảng quanh Amydal, trụ trước bên bệnh sưng
phồng, đẩy Amydal vào trong, xuống dưới và ra sau trong thể điển hình
trước trên ( thường gặp ). Trụ sau phồng đẩy Amydal ra trước trong thể sau (
ít gặp ). Rãnh lưỡi- Amydal phồng trong thể trước dưới ( rất hiếm )
– Amydal thường có mủ trên bề mặt
1.2 Cận lâm sàng
– Phết mủ ở Amydal soi trực tiếp, nuôi cấy, làm kháng sinh đồ. Những trường
hợp tình trạng toàn thân nặng nghi nhiễm khuẩn huyết phải cho cấy máu.
– Huyết học : BC và VSS thường tăng cao
– Sinh hóa : CRP thường tăng cao
– Đông máu, HIV, HbsAg nhanh ( chuẩn bị cho chích rạch, dẫn lưu apxe )
2. Điều trị
2.1 Chỉ định thuốc
Kháng sinh
– Khi chưa có kết quả KSD
Cefotaxim 1g x 2 lần tiêm TM cách 12 giờ x 10 ngày
Trường hợp đã dùng KS trước khi vào viện mà không đỡ hoặc đã dùng nhiều
loại KS trong những đợt bệnh khác thì cho thêm Gentamicin 80mg x 2 ống tiêm
bắp 1 lần x 7 ngày.
– Khi đã có kết quả KSD
+ Nếu các thuốc đang dùng có hiệu quả tiếp tục dùng 7 ngày
+ Nếu không hiệu quả : Thay thuốc khác theo KSD x 10 ngày
Giảm đau, hạ sốt
– Paracetamol 0,5 g x 2 viên x 2 lần uống cách 12 giờ x 5-7 ngày
Giảm viêm, giảm phù nề
Alphachymotrypsin x 3 viên / lần x 2 lần uống sáng chiều x 7 ngày
2.2 Thủ thuật : Chích rạch apxe khi có biểu hiện hóa mủ ( khoảng quanh
Amydal căng phồng, bệnh > 2 ngày ), sau khi đã tiêm kháng sinh
– Giải thích cho người bệnh đỡ lo lắng, hợp tác tốt
– Gây tê niêm mạc miệng họng bằng Dd Lidocain 6% hoặc phun Lidocain
10%
– Dùng bơm 5 ml với kim to tiêm tê dưới niêm mạc chỗ phồng nhất bằng Dd
Lidocain 2% x 1-2 ml, tiếp tục đâm kim sâu 1-1,5 cm hút mủ gửi làm xét
nghiệm vi trùng
– Nếu có mủ dùng dao nhọn hoặc kéo mũi nhọn mở một đường dài khoảng 1
cm qua vết chọc kim song song trụ trước vào sâu khoảng 1 cm
– Dùng kẹp Kocher tách rộng vết chích tối đa cho mủ trào ra
– Dùng 3-4 đoạn bấc ngắn ( 3-5 cm) tẩm Dd oxy già 3% đưa vào ổ apxe ngoáy
nhẹ để cầm máu, sát trùng và tách các khoang, để lại đoạn bác cuối cùng thò
ra khoảng 1 cm dẫn lưu mủ
3. Theo dõi
3.1 Lâm sàng
– Tình trạng toàn thân : Mạch, nhiệt độ, huyết áp 4-6 giờ 1 lần những ngày đầu
có sốt, khi hết sốt 12 giờ 1 lần
– Tình trạng viêm tấy quanh Amydal và tại Amydal
– Tình trạng vết chích apxe
3.2 Cận lâm sàng
– Nếu chích , dẫn lưu tốt mà sau 24 giờ vẫn còn sốt phải cấy máu
– Sau 5 ngày cần làm lại xét nghiệm huyết học, VSS, CRP nếu đỡ chậm, nếu
cấy mủ lần đầu âm tính thì làm lại xét nghiệm vi sinh
4. Chăm sóc
– Chăm sóc cấp III
– Ăn uống : Những ngày đầu uống sữa, ăn cháo. Những ngày sau ăn cháo hoặc
cơm nát tùy mức độ đau của người bệnh
– Súc họng bằng nước muối 0,9% 8-10 lần trong ngày có thể cho súc họng
bằng nước TB hoặc Dd Listerin 6-8 lần / ngày
– Hàng ngày tách, rửa, thay bấc dẫn lưu ổ apxe x 5-7 ngày
– Giáo dục sức khỏe : Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, súc họng nước muối
nhiều lần trong ngày; hẹn cắt Amydal sau khi khỏi bệnh 1-2 tháng
5. Tiêu chuẩn khỏi bệnh
– Hết sốt
– Khoảng quanh Amydal hết nề, Amydal thu nhỏ, vết chích hết mủ.