1. Đại cương
– Định nghĩa: Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là 1 tình trạng bệnh lý thường xảy ra trên cơ sở 1 viêm tai xương chũm mạn tính ( VTXCMT) có 1 đợt bội nhiễm biểu hiện bằng các triệu chứng cấp tính và nó có thể đã có, đang có, hoặc sẽ có nhiều biến chứng xảy ra.
– Đây được coi là 1 cấp cứu trong tai mũi họng. Cần phải được xử trí kịp thời, kết hợp ngoại và nội khoa.
– Dịch tễ học:
+ Bệnh còn hay gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở lứa tuổi 8-15.
+ 70% VTXCMT được phẫu thuật có bệnh tích Cholesteatoma.
+ Các biến chứng của VTXCMT hồi viêm chiếm 90% các biến chứng do tai.
– Nguyên nhân: Do viêm tai giữa nguy hiểm, VTXC cấp không được theo dõi không triệt để dẫn đến VTXC mạn tính cộng thêm các yếu tố thuận lợi gây nên như:
+ Cấu trúc xương chũm: có các thông bào nhiều và to dễ đưa tới hồi viêm. Tuỳ theo sự phát triển của nhóm thông bào mà sẽ gặp thể hồi viêm xuất ngoại theo vị trí tương ứng.
+ Vi khuẩn gây bệnh cũng có vai trò nhất định, thường tụ cầu dễ gây bệnh.
+ Có một đợt bội nhiễm vi khuẩn từ mũi họng.
+ Mủ dẫn lưu không tốt: ứ đọng mủ do polyp, khối Cholesteatoma chắn đường dẫn lưu mủ.
+ Sức đề kháng của cơ thể giảm.
- Cơ thể suy yếu: suy dinh dưỡng, còi xương….
- Sau mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây, các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân.
- Mắc các bệnh toàn thân khác: tiểu đường, HIV/AIDS.
+ Đặc biệt khi có bệnh tích cholesteatoma phá huỷ xương mạnh.
2. Chẩn đoán
2.1 Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
2.1.1 Lâm sàng:
Trên cơ sở 1 viêm tai xương chũm mạn tính với các biểu hiện:
Bệnh nhân có tiền sử đau tai âm ỉ, chảy mủ tai đặc thối có, nghe kém ngày càng tăng.
Có một đợt viêm với các triệu chứng cấp tính.
a, Toàn thân: sốt – thể trạng nhiễm trùng.
- Đột nhiên sốt cao 39-40ºC , kéo dài ở trẻ nhỏ có thể co giật
- Thể trạng nhiễm trùng rõ: mệt mỏi, kém ăn môi khô, lưỡi bẩn, nước tiểu ít, sẫm màu.
b, Cơ năng : 3 triệu chứng ( đau tai – nghe kém – chảy mủ tai)
- Đau tai:
+ Là triệu chứng chính
+ Đau tăng lên dữ dội
+ Đau sâu trong tai và vùng chũm sau tai
+ Đau lan ra vùng thái dương – đỉnh gây nhức đầu
- Nghe kém
+ Tăng lên rõ rệt
+ Tăng nhanh cùng với đau tai
+ Thể truyền âm hoặc hỗn hợp
+ Thường kèm chóng mặt , ù tai
- Chảy mủ tai:
+ Mủ có thể chảy nhiều hơn lên hoặc chảy ít đi nhưng thối rõ.
c, Thực thể: ( da vùng chũm, ấn, soi tai, các triệu chứng của biến chứng )
- Da vùng chũm sau tai, nề, dày, hơi đỏ
- Ấn có phản ứng đau vùng chũm rõ
- Mủ tai:
+ Chảy nhiều hơn lên và mũi thối rõ hơn
+ Có khi chảy ít đi nhưng mùi thối tăng lên rõ rệt
+ Thường có màu vàng óng ánh hay lẫn chất lổn nhổn trắng của cholesteatoma
- Soi tai:
+ Có thể thấy dấu hiệu điển hình là sập thành sau trên ống tai: da thành sau ống tai bị nề hoặc bong ra khỏi thành xương sa xuống che lấp 1 phần ống tai ngoài.
+ Lỗ thủng:
Lỗ thủng rộng, bờ nham nhở sát khung xương đáy bẩn hay lỗ thủng nhỏ ở thượng nhĩ màng trùng
- Các triệu chứng của biến chứng có thể có hoặc không như :
+ Xuất ngoại: sau tai, mỏm chũm, thái dương mỏm tiếp, ống tai ngoài, nền chũm.
+ Nội sọ:
Viêm màng não: nhức đầu, nôn, rối loạn tiêu hoá, gáy cứng, kernig(+), vạch màng não (+)
Abces não: hội chứng tăng áp lực nội sọ, hội chứng TK khu trú
Viêm tĩnh mạch bên: hội chứng nhiễm khuẩn huyết, cơn rét run
+ Thần kinh:
Viêm mê nhĩ: chóng mặt, ù tai tiếng cao , động mắt tự phát
Liệt VII: mặt méo về bên lành, Charles bell (+) bên bệnh
2.1.2: Cận lâm sàng:
a, XQ:
– Phim Schuller:
+ Thông bào xương chũm mờ đặc, mất các thông bào hoặc vùng sáng do tiêu xương
+ Phát hiện bệnh tích Cholesteatoma :ổ tiêu xương (vùng sáng) có bờ bọc quanh đậm rõ ,hình đa vòng , bên trong lởn vởn như mây khói
- Phim Chaussé III:
Phát hiện bệnh tích vùng sào bào, sào đạo, sào bào thượng nhĩ
b, Thính lực đồ :
Thấy hình ảnh nghe kém truyền âm hoặc hỗn hợp
c, Nếu có cholesteatoma:
- Phản ứng Andehyd Acetic : màu xanh
- Soi dưới kính hiển vi: hình ảnh màng mái
d, Công thức máu :
- Số lượng bạch cầu tăng cao đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính
- Máu lắng : tăng
Chẩn đoán phân biệt: Viêm xương chũm cấp – Nhọt ống tai ngoài – Viêm ống tai ngoài – Viêm tai giữa cấp – Ung thư tai – viêm hạch tổ chức bạch huyết sau tai
2.2.1 Viêm xương chũm cấp:
Khác:
+ Thường xuất hiện ở tuần thứ 3 sau viêm tai giữa cấp
+ Không có tiền sử chảy mủ tai kéo dài
+ Phim Schuller :
– Vách thông bào mờ, dày, không rõ
– Có đám mất vách biến thành các hốc rộng
2.2 Nhọt – viêm ống tai ngoài :
+ Không có tiền sử chảy mủ tai
+ Nghe kém ít hoặc không
+ Đau khi ấn nắp tai hoặc khi kéo vành tai.
+ Khám : – ống tai ngoài có nhọt hoặc viêm tấy
– màng tai bình thường
2.3. Viêm tai giữa cấp có phản ứng hang chũm
+ Không có tiền sử chảy mủ tai
+ Mủ không thối
+ Phim Schuller : vách thông bào xương chũm còn rõ
2.4. Ung thư tai: hay gặp ở người già có tiền sử chảy mủ tai kéo dài :
+ Không sốt hoặc sốt nhẹ
+ Chảy mủ tai có lẫn máu
+ Da vùng chũm bị nề cứng
+ Khám tai thấy có tổ chức sùi không nhẵn, bẩn, dễ chảy máu
+ Làm sinh thiết tổ chức sùi để chẩn đoán
2.5 Viêm tấy hạch, tổ chức bạch huyết sau tai:
Vùng sau tai có đau nhưng không đau toả lan, ko gây nhức đầu, ko chảy mủ tai
- Tiến triển và biến chứng :
- Tiến triển:
– Bệnh không tự khỏi
- Mủ có thể thoát ra ngoài xương chũm gây ra các biến chứng nguy hiểm
- Có thể xuất ngoại thể sau tai, mỏm chũm, thái dương, ống tai
- Biến chứng:
– xương: viêm xương đá, cốt tuỷ viêm xương thái dương
– thần kinh: liệt mặt do tổn thương ở đoạn 2 hay đoạn khuỷu dây VII
– Nội sọ:
+ viêm màng não
+ viêm tắc tĩnh mạch bên
+ abces não