VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM CẤP

Viêm tai xương chũm cấp là viêm tổ chức xương chung quanh sào bào, quy trình viêm kéo dài không quá 3 tháng.

  1. Nguyên nhân
  • Sai lầm về điều trị: Không trích rạch màng nhĩ, hoặc trích rạch muộn, lỗ thủng không đủ dẫn lưu.
  • Các nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng: sởi, cúm…
  • Vi Khuẩn: liên cầu tan huyết, pneumococcus mucosus hay dẫn đến viêm xương chũm hơn các loại khác.
  • Cấu tạo của xương chũm: Loại nhiều thông bào dễ bị viêm cấp hơn đặc ngà.
  • Thể địa suy yếu: Trẻ suy dinh dưỡng…
  1. Giải phẫu bệnh

Bệnh tích thường lan rộng khắp các thông bào xương chũm.

  • Bệnh tích niêm mạc: Niêm mạc rỉ mủ còn lớp dưới niêm mạc sinh nụ hạt
  • Bệnh tích xương: Chủ yếu là viêm loãng xương và tắc các mạch máu trong xương gây phá vỡ các vách xương hình thành các ổ mủ sau đó các ổ mủ này phá vỡ mặt ngoài xương chũm gây xuất ngoại hoặc phá vào trong gây biến chứng nội sọ.
  1. Lâm sàng

Giai đoạn đầu

Thường xảy ra trên bệnh nhân viêm tai giữa cấp khoảng 3 tuần các triệu chứng đang thuyên giảm nay lại tăng lên.

  • Toàn thân: bệnh nhân thường sốt trở lại, mệt mỏi
  • Cơ năng:

+ Đau tai tăng lên: Đau sau xương chũm lan ra vùng cổ hoặc ra nửa đầu, đau theo nhịp đập của mạch…

+ Chảy mủ tai: vàng đặc như kem

  • Tại chỗ:

+ Phản ứng xương chũm (+)

+ Trẻ em có phản ứng màng não

Giai đoạn toàn phát

Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng (+)

Cơ năng:

+ Đau tai: Đau sâu trong tai, đau nhiều về đêm gây mất ngủ

+ Nghe kém: Kiểu dẫn truyền

– Thực thể

+ Mủ: vàng đặc như kem, nhiều, không thối

+ Màng tai: phù nề đỏ và dày, đôi khi thấy hình ảnh phồng như vú bò

+ Sập thành sau trên ống tai ngoài

+ Xương chũm: Da nề đỏ hơi nóng, ấn có phản ứng xương chũm. Trẻ em thâm nhiễm rãnh sau tai

Giai đoạn xuất ngoại

Các triệu chứng toàn thân và cơ năng có giảm chút ít nhưng các triệu chứng thực thể lại rõ rệt hơn và giúp ích cho việc chẩn đoán

Xuất ngoại sau tai

  • Dấu hiệu Jacques: Mất nếp rãnh sau tai
  • Da vùng xương chũm nề đỏ, đóng bánh, ấn đau
  • Vành tai bị đẩy ra phía trước
  • Khám tai : sập thành sau trên ống tai, rò Gellé

Xuất ngoại thái dương mỏm tiếp:

Thể này thường gặp ở trẻ em < 1 tuổi, túi mủ nằm giữa da và cân cơ thái dương hoặc giữa cơ thái dương và xương

Sưng nề vùng thái dương, vùng trán kèm theo phù nề mi mắt, đôi khi có hiện tượng nhai đau hoặc khít hàm do phản ứng của cơ thái dương

Xuất ngoại ở cổ:

  • Thể Bezold thật

– Mủ xuất ngoại theo mặt trong của mỏm chũm, chảy dọc theo bao cơ ức đòn chũm

– Mặt ngoài mỏm chũm có vẻ bình thường

– Triệu chứng ở cổ: Cơ ức đòn chũm sưng phồng, ấn vào thấy mủ trào ra ở ống tai ngoài, bệnh nhân vẹo cổ và quay đầu khó khăn

  • Thể Bezold giả

– Mủ xuất ngoại theo mặt ngoài mỏm chũm, ngoài bao cơ ức đòn chũm

– Vùng mỏm chũm bị đóng bánh, bệnh nhân đau nhiều

  • Thể Murê giả hay xuất ngoại sau dưới

– Mủ xuất ngoại ở bờ sau xương chũm, lan theo chỗ bám của cơ gáy

– Túi mủ làm bong da đầu và lùng nhùng ở vùng chẩm

  • Thể Murê thật

– Mủ xuất ngoại theo nhóm dưới sào bào sâu, chạy dọc theo cơ nhị thân gây nên áp xe thành bên họng

– Mủ có thể lan vào lỗ rách sau gây liệt IX, X, XI….

  1. Các thể lâm sàng

Theo cách bắt đầu

  • Viêm xương chũm nguyên phát: Vi khuẩn đi qua tai giữa rất nhanh và vào xương chũm
  • Viêm xương chũm sau viêm tai: Thường xuất hiện sau viêm tai 5-6 tuần

Theo tiến triển

  • Thể bán cấp: Triệu chứng cơ năng nghèo nàn, bn nghe kém, mệt mỏi, mất ngủ, Khám thấy sập thành sau trên ống tai ngoài
  • Thể thậm cấp: Các triệu chứng rất nặng và thường kèm theo nhiễm độc

Theo tuổi tác

  • Viêm tai xương chũm hài nhi
  • Viêm tai xương chũm trẻ em: Triệu chứng ồ ạt, thường xuất ngoại thái dương mỏm tiếp
  • Viêm tai xương chũm người già: Triệu chứng nghèo nàn, tổn thương xương rộng lớn, thường phát hiện muộn
  1. Chẩn đoán
    • Chẩn đoán xác định: triệu chứng lâm sàng + cận lâm sàng
    • Chẩn đoán phân biệt:
      • Viêm tai cấp tính mủ: Sau khi trích rạch màng tai các triệu chứng sẽ giảm dần, X quang cho phép ta đanh giá phạm vi bệnh tích
      • Viêm tai xương chũm hồi viêm
      • Viêm hạch sau tai

Viêm hạch sau tai có thể do viêm ống tai ngoài và viêm da đầu.

  • Viêm ống tai ngoài: Nhai đau, các điểm đau tai ngoài (+), còn nếp rãnh sau tai
  1. Điều trị
  • Nội khoa: Chỉ định khi dẫn lưu tốt, bệnh tích xương chưa hoá mủ hoặc dung trong thể nguyên phát, thể thậm cấp để kìm hãm và khư trú quá trình viêm
  • Ngoại khoa: Khi túi mủ đã hình thành và bệnh tích xương nặng, thường tiến hành sau 10 ngày để loại trừ phản ứng xương chũm. Thường là phẫu thuật khoét chũm hoặc sào bào thượng nhĩ.

 

Comments

comments

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.