VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH MỦ

1. Định nghĩa: Viêm tai giữa cấp tính mủ là sự mưng mủ ở hòm nhĩ hay còn được định nghĩa là sự viêm cấp tính của niêm mạc hòm tai xảy ra trong thời gian 3 tuần với các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cấp.

2. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai giữa cấp tính là do vi khuẩn xâm nhập vào tai theo con đường vòi nhĩ, sự viêm nhiễm này có thể là do các bệnh toàn than như: cúm, sởi, thuỷ đậu.. cũng có thể do nguyên nhân tại chỗ: viêm mũi xoang, viêm VA, u vòm…
  • Một nguyên nhân khác có thể gặp là do chấn thương gây rách màng nhĩ

Vi khuẩn

  • Các vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa cấp là: phế cầu, Hemophilus Influenzea, liên cầu ngoài ra cũng có thể gặp 1 số loại vi khuẩn khác như tụ cầu, E.coli…
  • Khi màng tai chưa vỡ chỉ có 1 loại vi khuẩn, khi mủ đã vỡ ra ngoài thì có nhiều loại vi khuẩn bội nhiễm thêm vào

3. Lâm sàng

Diễn biến theo giai đoạn

  • Giai đoạn đầu (giai đoạn xung huyết)

Thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi đang bị viêm mũi họng cấp đột nhiên đau tai nhiều kèm theo sốt

Khám: Màng nhĩ xung huyết 1 vùng dọc theo cán búa hoặc màng Sharpnen

  • Giai đoạn toàn phát (mủ bắt đầu xuất hiện trong hòm nhĩ)
    • Màng nhĩ chưa vỡ: Mủ tích tụ trong hòm tai biểu hiện như 1 áp xe rõ rệt
  • Cơ năng:

+ Đau tai: Đau sâu trong tai, đau lien tục mõi ngày 1 tăng, đau theo nhịp đập của mạch, đau lan lên thái dương hoặc xuống răng làm bn không ngủ được

+ Nghe kém là triệu chứng quan trọng và thường xuyên có với đặc điểm là nghe kém dẫn truyền với tam chứng Bezold

+ Các triệu chứng khác như: đầy tai, ù tai..

  • Toàn thân:

Trể em có thể sốt cao, co giật, nôn trớ

  • Tại chỗ:

+ Khám tai: Toàn bộ màng nhĩ nề đỏ xung huyết, mất bóng sang, mất cán búa, ở mức độ nặng hơn có thể thấy màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ. Riêng đối với màng nhĩ bị xơ hoá như màng nhĩ ở người già thì màu không đỏ mà lại trắng bệch, có nhiều mạch máu toả ra từ cán búa

+ Xương chũm: đôi khi có phản ứng xương chũm

+ Khám mũi họng: Tìm nguyên nhân viêm mũi họng, viêm VA, viêm xoang…

  • Màng nhĩ đã vỡ mủ có thể tự vỡ hoặc do thầy thuốc trích rạch để tháo mủ
  • Triệu chứng cơ năng và toàn thân sẽ giảm đi bệnh nhân sẽ đỡ đau tai, giảm sốt, ăn được, ngủ được…
  • Tại chỗ:

+ Ống tai ngoài đầy mủ: lúc đầu mủ vàng loãng sau thành mủ vàng đặc, lau sạch mủ mới thấy lỗ thủng..

+ Lỗ thủng: Nếu do trích rạch thì lỗ thủng rộng ở góc sau dưới dẫn lưu tốt màng tai hết phồng, nêu mủ tự vỡ thì lỗ thủng ở vị trí bất kì thường dẫn lưu không tốt màng tai còn phồng, làm Valsava thấy mủ trào ra qua lỗ thủng.

4. Diễn biến

  • Nếu bệnh nhân đến sớm được trích rạch kịp thời và mủ được dẫn lưu tốt thì sau vài tuần mủ sẽ bớt dần trở nên trong và sánh như nhựa chuối và hết hẳn vào tuần thứ 3 sau đó lỗ thủng thường được hàn kín lại và thính lực trở về bình thường
  • Nếu mủ không được dẫn lưu tốt bệnh sẽ kéo dài và gây ra nhiều biến chứng

5. Biến chứng

  • Viêm xương chũm từ đó gây lên viêm mê nhĩ, liệt mặt, viêm tắc tĩnh mạch bên….
  • Chuyển thành viêm tai giữa mạn tính, cứng khớp xương con, xơ nhĩ

6. Các thể lâm sàng

  • Viêm tai giữa cấp tính hài nhi
  • Viêm tai giữa cấp tính ở người già: Diễn biến theo kiểu bán cấp màng tai thường xung huyết dọc theo cán búa, rất ít gặp căng phồng màng nhĩ
  • Thể khu trú:

+ Viêm túi trônsơ: Màng tai xung huyết và phồng ở góc ¼ sau trên

+ Viêm thượng nhĩ ngoài: Bệnh nhân thường không sốt, không đau tai chỉ nhức nửa đầu, khám thấy màng căng bình thường còn phần màng trùng đỏ và sưng phồng bệnh có xu hướng thành mạn tính do sự thơ ơ của bn và sự chẩn đoán nhầm của thầy thuốc

  • Viêm tai giữa do các bệnh nhiễm trùng nặng: như cúm, sởi, bạch hầu…bệnh tích với đặc điểm là sự hoại tử rất nhanh của các tổ chức, màng nhĩ thường bị tiêu huỷ toàn bộ, tiểu cốt cũng có thể bị hoại tử.

7. Chẩn đoán

Trong việc chẩn đoán có 3 vấn đề quan trọng là:

  • Không bỏ sót viêm tai giữa cấp tính

Cần phải khám tai cho tất cả các trẻ em bị sốt mà không có nguyên nhân rõ rệt, ỉa chảy, nôn trớ, viêm màng não…

  • Không nhầm với các bệnh khác
  • Eczema ống tai ngoài: trường hợp này màng tai cũng bị nề và mất bong nếu nghi ngờ ta đặt bong tẩm nitrat bạc trong 24h thì nếu là eczema bệnh tích sẽ giảm và ngược lại
  • Viêm màng nhĩ đơn thuần: thường chỉ có màng nhĩ đỏ, bệnh nhân không điếc và không có triệu chứng toàn thân
  • Nhọt ống tai ngoài
  • Zona tai: mụn nước, liệt mặt, đau tai vùng RamsayHunt
    • Không nhầm với viêm tai giữa mạn tính hồi viêm

8. Điều trị

  • Màng tai chưa thủng
  • Toàn thân: kháng sinh, chống viêm, giảm đau..
  • Tại chỗ:

+ Tai: trườm ấm ngoài tai, nhỏ thuốc tại chỗ ở tai để giảm đau

+ Mũi: hút mũi, nhỏ thuốc mũi…

Nếu màng tai căng phồng hoặc nghi ngờ có mủ trong hòm nhĩ thì cần trích rạch màng nhĩ để tháo mủ. sau khi trích rạch xong thì cần điều trị toàn than và làm thuốc tai hàng ngày

  • Màng tai đã thủng

Cần đánh giá lại lỗ thủng xem đã đủ dẫn lưu chưa nếu chưa đủ dẫn lưu ta phải rạch rộng đê dân lưu sau đó làm thuốc tai hang ngày.

9. Phòng bệnh

Không nên xì mũi bằng cách bịt cả 2 lỗ mũi cùng lúc

Không nên bơi, lăn khi bị viêm mũi xoang

Nạo VA ở những trẻ hay bị viêm tai tái phát..

Comments

comments

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.