Viêm tai giữa cấp: Chẩn đoán và điều trị cụ thể

Định nghĩa : Là tình trạng viêm cấp tính của tai giữa, tiến triển trong vòng 3 tuần với các triệu chứng tiêu biểu của một quá trình viêm cấp: sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.1 Dịch tễ
– Viêm tai giữa cấp xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Một nghiên cứu mới đây ở Pittsburgh đối với trẻ dưới 2 tuổi ở thành thị và nông thôn cho thấy tần suất có dịch tai giữa là 48%, 79% và 91% vào các thời điểm 6 tháng, 1 năm và 2 năm.
– Tuổi bị viêm tai giữa cao nhất là từ 3-18 tháng, và gặp nhiều ở nhóm trẻ em
nghèo thành thị.
1.2 Lâm sàng
Cơ năng
– Trẻ sơ sinh biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bú
kém hay bỏ bú.
– Trẻ lớn hơn thì bị sốt ( có kèm hoặc không kèm theo viêm hô hấp trên ), đau
tai hay kéo, dụi tai.
– Trẻ lớn và người lớn nghe kém là một biểu hiện hằng định, thường than
phiền có cảm giác đầy tai
– Các triệu chứng ít gặp hơn : ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn,
nôn, tiêu chảy.
Toàn thân
– Thường có dấu hiệu nhiễm trùng
Thực thể
– Giai đoạn đầu : Màng nhĩ có màu đỏ của niêm mạc bị viêm sung huyết, và
đục ở giai đoạn tụ mủ. Màng nhĩ di động kém hay không di động khi bơm
hơi. Màng nhĩ có thể phồng, và lớp thượng bì có thể trông giống như bị
bỏng.
– Giai đoạn thủng nhĩ : Bệnh nhân giảm sốt, đỡ đau tai. Dịch tai chảy ra
thường là mủ, cũng có khi giống nước hoặc là máu. Hút sạch mủ sẽ thấy
màng nhĩ thủng thường ở vị trí phía sau hoặc phía dưới.
1.3 Cận lâm sàng
Công thức máu : Bạch cầu thường tăng, đa số là neutrophils
Cấy dịch tai giữa và kháng sinh đồ : Lấy từ bệnh nhân thủng nhĩ hay chọc
hút.
CT scan : chụp khi nghi ngờ có biến chứng
Đo thính lực : Thường có điếc dẫn truyền.

2. Điều trị
Kháng sinh
– Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ
– Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ nên sử dụng các kháng sinh có tính chất
kháng men betalactamase : Amoxicillin/clavulanate, erythromycin/sufisoxazol, cefaclor, cefixim…trường hợp có biến chứng dùng kháng sinh tiêm : cefotaxim, ceftriaxone..
– Kháng sinh nên được sử dụng kéo dài 10-14 ngày

Cụ thể : Cefixim 20mg / kg x 2 lần uống cách 12h x 10 ngày
Cefotaxim 50mg / kg / lần x 2 lần tiêm TM cách 12h x 10 ngày

Hạ sốt, giảm đau :
Paracetamol 10mg / kg x 2- 4 lần / 24h đến khi hết triệu chứng
Chống viêm, giảm nề :
Alphachymotrypsin x 1 viên / 10kg x 2 lần uống sáng chiều x 7 ngày.
Chọc hút, chích rạch màng tai khi có biểu hiện có dịch, mủ trong hòm tai có nguy cơ doạ vỡ.
Rửa tai bằng dung dịch oxy già 3%, kết hợp thuốc nhỏ tai thành phần kháng sinh kết hợp corticoid.

3. Theo dõi
– Tình trạng toàn thân
– Tình trạng mủ tai, màng tai
– Tình trạng viêm mũi họng
– Các dấu hiệu màng não

4. Chăm sóc
– Tùy tuổi và tình trạng bệnh mà có các chỉ định chăm sóc cụ thể
– Làm thuốc tai, rửa tai hằng ngày
– Nhỏ mũi sát khuẩn thường xuyên, giữ mũi thông thoáng và vệ sinh răng
miệng.
– Giải quyết sớm các ổ viêm vùng mũi họng : Nạo VA, điều trị viêm mũi
xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm.
– Làm thông vòi tai ngay khi bị tắc bằng thổi hoặc bơm hơi vòi nhĩ.

5. Tiêu chuẩn xuất viện
– Hết sốt
– Không đau tai
– Không chảy mủ tai

Comments

comments

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.