I. Đại cương
– U nhầy là khối u giả nang phát triển trong xoang, có khả năng làm mòn thanh xương để xuất ngoài ra dưới da.
- U nhầy trán – sàng thường thấy hơn u nhầy xoang bướm
- Giới : không có sự khác biệt
- Tuổi : gặp nhiều 40 – 50 tuổi, ít khi xuất hiện trước tuổi trưởng thành.
- Bệnh sinh hiện nay chưa thống nhất, nhiều tác giả cho rằng có hai yếu tố phối hợp :
+ tắc lỗ thông mũi xoang : đóng vai trò quyết định
+ viêm nhiễm. Trong đó tắc lỗ thông mũi xoang là yếu tố chính.
II. Giải phẫu bệnh
- Đại thể
– Vỏ :
+ niêm mạc xoang đã bị biến đổi ít hoặc nhiều
+ màu hơi xanh nhạt hoặc màu trắng
+ nằm dưới 1 lớp xương mỏng, dính vào tổ chức xung quanh => khó bóc tách
– Trong lòng u chứa chất dịch nhày như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, vô trùng đặc quánh.
- Vi thể
– Vỏ :
+ Tế bào biểu mô có nhiều hình thái : tế bào trụ lông chuyển, tế bào trụ khối hoặc biểu mô lát dẹt
+ thành phần liên kết phía dưới tăng sinh xơ mạnh mẽ, giãn mạch, phù nề…
+ Vỏ u nhầy có các chất gây tiêu hủy xương như: PG đặc biệt hay gặp PGE2, prostacyclin, TNF, cytokin
– Trong lòng u : dịch nhày chứa mucin, có 1 vài tế bào biểu mô bong ra và các tế bào đa nhân thoái hoá. Nó có thể bị bội nhiễm tạo thành túi mủ.
III. Lâm sàng :
- Giai đoạn đầu
– U nhầy có thể hoàn toàn yên lặng hoặc biểu hiện như viêm mũi lành tính.
+ ngạt tắc mũi
+ chảy nước mũi
+ hoặc có cảm giác nặng đầu, đau nhẹ ở trán nhưng ít lưu ý đến.
– Xương chưa bị mòn nên da ở vùng trán có vẻ bình thường, nhưng nếu ấn vào đấy thấy đau hơn bên kia.
– Chảy nước mắt, gây phồng quanh mắt thoáng qua.
– Khám mũi không thấy gì lạ.
– Thường là tình cờ mà phát hiện ra bệnh khi gửi người bệnh đi chụp X quang vì một lý do nào đó.
- Giai đoạn phát triển ra ngoài thành xoang
– Trong giai đoạn thứ hai, xương bị mòn và mỏng dần.
– Chủ yếu là các dấu hiện về mắt, các dấu hiệu về mũi đứng thứ 2.
* Dấu hiệu về mắt :
– Cơ năng : nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mi, chảy nước mắt
– Thăm khám : u nhầy xuất ngoại vào mắt
+ Sưng phồng góc trên trong hốc mắt
+ Sờ thấy : 1 khối hình tròn, ấn mềm, bập bềnh. Có thể thấy dấu hiệu bóng bàn hay dấu hiệu mũ miện – chung quanh khối u có bờ xương cứng (khi u nhầy thoát ra khỏi thành xoang) xung quanh bờ ổ mắt có thể thấy khuyết xương.
+ Lồi mắt : nhãn cầu bị đẩy ra ngoài, xuống dưới; khoảng cách 2 mắt rộng ra.
+ Vận nhãn hạn chế lên trên, vào trong
+ Giảm thị lực , chủ yếu giảm thị trường phía trên kèm theo nhìn đôi, đặc biệt khi nhìn nghiêng lên trên (dấu hiệu Lancaster)
+ Bình thường khối u không đau trừ khi bị viêm nhiễm.
* Dấu hiệu về mũi :
– Cơ năng : ngạt tắc mũi từng đợt ko rõ rệt, giảm hoặc mất ngửi
đau đầu rất hiếm gặp.
– Thực thể : soi mũi trước có thể thấy cuốn giữa thoái hoá, polyp mũi.
- Giai đoạn tiến triển gây biến chứng :
– Khối u nhầy phát triển làm ăn mòn, mất thành xoang, lan vào ổ mắt, có thể gây cố định nhãn cầu từ từ, tăng dần, ko hồi phục và gây lên phù mạch.
– Rò ra ngoài da thường thứ phát sau bội nhiễm u nhầy.
– Dấu hiệu thần kinh thứ phát rất đa dạng : đau đầu dữ dội, mất tri giác thoáng qua, rối loạn hành vi.
– U nhầy bị bội nhiễm đôi khi gây lên áp xe ngoài màng cứng ở vùng trán, thậm chí gây biến chứng màng não – não.
IV. Cận lâm sàng
- Chụp X quang thường (Blondeau, Hirtz, sọ nghiêng) rất có ích trong chẩn đoán giai đoạn đầu :
– Xoang trán nở rộng, phồng căng, vách ngăn bị đẩy dồn, thành trước bị xoá nhoà
– Thành phần trong lòng đồng nhất, mật độ sáng hoặc hơi mờ.
- CT scan
– Khối u có tỷ trọng dịch, không ngấm thuốc cản quang, mật độ đồng nhất, ranh giới rõ.
– Nếu thấy 1 đường viền mỏng xung quanh khối u giảm tỷ trọng thì đó là biểu hiện của sự bội nhiễm.
– Sự thay đổi của thành xoang : thường thấy hiện tượng đẩy dồn, bào mòn thành xương hoặc vách ngăn giữa xoang, thành xương tiếp giáp với khối u nhẵn.
– Khi u lan vào tổ chức não: tiêm thuốc cản quang sẽ thấy MN tăng đậm độ.
- MRI
Chủ yếu để chẩn đoán phân biệt u nhầy đơn thuần hay đã có bội nhiễm.
- Siêu âm
Có tác dụng chẩn đoán những u nang trong xương hàm, xương trán sàng trước và ổ mắt
Nếu là mật độ âm thuần nhất nghĩ tới u nhầy
- Khi chọc u : hút ra được 1 chất nhầy đặc màu vàng, thường làm trong lúc mổ
V. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng + cận lâm sàng
- Chẩn đoán phân biệt
2.1. Khối u trong xoang
– Trong giai đoạn đầu có thể nhầm với
+ U xương : khối u cũng có giới hạn rõ rệt. Xquang bờ rất rõ nét.
+ U ác tính trong xoang : thường có chảy máu mũi kèm theo đau đầu, tắc mũi. Xquang : sự tiêu xương không đều với những chỗ tăng đậm độ xương
+ Viêm xoang mạn tính.
- Sang giai đoạn thứ hai có thể nhầm với viêm xoang trán xuất ngoại nhưng trường hợp này hiện tượng viêm nhiễm là triệu chứng nổi bật.
2.2. Khối u trong ổ mắt
– Khối u trong ổ mắt : biểu hiện lồi mắt và nhìn đôi phối hợp với sự ăn mòn trần và thành trên ổ mắt. CT scan : sự đồng nhất về tỷ trọng của khối u. Siêu âm, chọc hút tế bào giúp chẩn đoán xác định
– Nang biểu mô : là 1 khối dạng nang trong ổ mắt, được phủ bởi 1 lớp biểu mô đường hô hấp nhưng không làm biến đổi xương
2.3. Thoát vị màng não
– Hình thành 1 khối dịch ở đường giữa hoặc gần đường giữa, ở chỗ khớp xương. Nó đập, ấn có thể mất đi.
– Chẩn đoán (+) nhờ CT scan.
VI. Điều trị
Điều trị phẫu thuật là chính với những đường mổ khác nhau
- Đường ngoài
– Lấy toàn bộ vỏ khối u và tạo đường dẫn lưu tốt xuống mũi, tránh tái phát.
– Có thể dùng đường Jacques để vào xoang trán – sàng trước.
- Đường trong hốc mũi
– Dễ tái phát vì khó lấy hết đc toàn bộ vỏ u nhày và lỗ dẫn lưu không đủ rộng.
- Đường phối hợp
– Phối hợp 2 đường : đường ngoài đảm bảo lấy hết vỏ u nhầy, kết hợp với nội soi mở thông lỗ dẫn lưu xoang.