U dây thần kinh số VIII

U dây thần kinh số VIII chiếm đa số tuyệt đối trong các loại u ở góc cầu tiểu não. Đây là một bệnh thuộc khoa thần kinh nhưng nó có liên quan rất nhiều đến tai mũi họng.

1.  ĐẠI C­ƯƠNG

1.1  Cấu trúc

U xuất từ bao Svan (SchWann) của dây thần kinh và đ­ược màng nện phủ lên mỗi lớp vỏ xốp nh­ dạ. Trong lớp vỏ này th­ường hay có những kén nhỏ.

Về mặt tế bào học, đây là một u lành tinh, nhưng nó hay dính và chèn ép vào tổ chức thần kinh và mạnh máu gây ra nhiều khó khăn trong phẫu thuật.

1.2  Vị trí

U th­ường xuất phát ở ống tai trong và tiến về phía hố cầu tiểu não tức là khoảng cách ở giữa mặt sau x­ương đá và hành não, tiểu não, cầu não. Do đó khối u sẽ làm giãn ống tai trong, kéo dài dây thần kinh số V, số VII chèn ép hành não,cầu não, tiểu não,làm tắc đường l­u thông của n­ước não tủy trong não thất IV và cống Sylvius.

1.3   Khối l­ượng.

Khối lượnng không to lắm, bằng đầu ngón tay hoặc quả trứng gà . Nhưng vì nó nằm trong hố sau của sọ, một hố vừa nhỏ, vừa bị bao bọc x­ương cứng không co giãn, nên nó gây nhiều rối loạn rất nghiêm trọng.

2.  TRIỆU CHỨNG

Biến diễn lâm sàng của bệnh đ­ược phân ra làm bốn giai đoạn (có tác giả chia ra làm ba giai đoạn hoặc năm giai đoạn), mỗi giai đoạn có triệu chứng riêng biệt và có tiên l­ượng khác nhau.

2.1   Giai đoạn đầu, hay giai đoạn ốc tai tiền đình

Bệnh tích còn khu trú ở ốc tai trong, các triệu chứng chính xoay quanh chức năng nghe và chức năng thăng bằng của tai.

Bệnh nhân th­ường vào khoảng, 30 đến 40 tuổi, đến khám bệnh  vì điếc, ù tai, chóng mặt. Màng nhĩ bình th­ường. Điếc một bên tai, ngày càng tăng, điếc kiểu tai trong tức là Schwabach ngắn, rinne  d­ương tính, weber thiên về tai lành. Thính lực đồ cũng khẳng định tính chất tiếp nhận của điếc. Hiện t­ượng hồi thinh (recrutment) th­ường vắng mặt trong đa số tr­ường hợp. Sau một thời gian, từ hai đến bốn năm, điếc có thể trở nên hoàn toàn.

Ù tai không th­ường xuyên. Trong tr­ường hợp có ù tai, chính triệu chứng này làm cho bệnh nhân khó chịu nhiều hơn là triệu chứng điếc.

Chóng mặt không nhiều, cơn không rõ rệt.

Bệnh nhân có cảm giác mất thăng bằng kéo dài. Khi nào lắc đầu mạnh hoặc trở mình nhanh, có cảm giác quay cuồng trong chốc lát.

Mới nhìn sơ quan chúng ta nghĩ đến hội chững ngoại biên trong mê nhĩ kiểu meniere nhưng khi nghiên cứu kỹ thấy có vài nét không điển hình ; bệnh nhân kêu nhức đầu liên tục ở vùng chẩm về bên điếc, cơ sau gáy căng và đau. Khám tiền đình thấy có giảm kích thích . Chụp X quang x­ương đã theo t­ thế Stenvera và Tônơ Vanhxăng cho thấy ống tai trong bắt đầu giãn. Nghiệm pháp suy thoái TDT của Carhart d­ương tính mạnh, trên 20db (Relapse II) . Đ­ường, thính lực đồ tự động Bêkêháy thuộc kiểu III hoặc IV. Nghiệm phap SISI cho tỷ số d­ới 20% (xem hội chứng ngoại biên sau mê nhĩ).

Như­ vậy là bệnh nhân có hội chứng tiền đình rễ chứ không phải hội chứng tiền đình ngoại biên trong mê nhĩ.

Giai đoạn ốc tai tiền đình kéo dài trong vài năm và trên thực tế ít khi bệnh nhân đến khám bệnh trong giai đoạn này, giai đoạn mà phẫu thuật cho kết quả rất tốt.

2.2    Giai đoạn thứ hai hay giai đoạn thần kinh.

Bệnh tích lan ra ngoài ống tai trong và tác hại đến hành não, đến cần não, làm tăng những triệu chứng mê nhĩ đã có và gây thêm những triệu chứng thần kinh khác.

Điếc: Điếc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn , điếc kiểu tai trong, không có hiện t­ượng hồi thính.

Ù tai: Có giảm so với giai đoạn đầu.

Chóng mặt vẫn như­ tr­ước, nhưng hiện t­ượng mất thăng bằng tăng lên.

Nhức đầu tăng nhiều và có thêm những cơn  đau dữ dội.

2.2.1    TRIỆU CHỨNG TIỀN ĐÌNH KIỂU TRUNG ­ƯƠNG.

Động mắt tự phát đập về bên bệnh , đôi khi có động mắt đứng. Nghiệm pháp ngón tay chỉ cho thất rằng tay bên bệnh bị lệch về phía bệnh, còn tay bên lành đứng yên.

Các nghiệm pháp Rombe (ngả về bên bệnh), Babínki – Ven (đi hình ngôi sao)và Radơmaker – Gacxin (mất phản xạ thích nghi) đều nói lên tính chất trung ­ương của th­ương tổn.

Nghiệm pháp n­ơc lạnh cho thấy rằng:

– Bên bệnh mê nhĩ không trả lời hoặc trả lời rất yếu.

– Bên đối diện: Có động mắt nằm nhưng thiếu động mắt quay (ở t­ thế Brunigs III).

– Nghiệm pháp ngón tay chỉ: Khi bơm n­ước lanh tay bên lành bị lệch còn ngón tay bên không di động.

– Thiếu cảm giác chóng mặt.

2.2.2    Triệu chứng các giây thần kinh sọ kế cận

– Dây thần kinh số V: Mất phản xạ giác mạc, giảm cảm giác ngoài da ở nửa bên mặt bệnh. Về sau có hiện t­ượng liệt cơ nhai (không cắn chặt một bên hoặc không đ­a hàm d­ới qua lại đ­ược).

– Dây thần kinh số VII: Liệt  nhẹ nửa bên mặt hoặc co thắt cơ mặt ở bên bệnh.

– Dây VI: Bệnh nhân bị lác mắt vào trong bên bệnh. Hiện tượng này xuất hiện muốn và nói lên rằng áp lực nội sọ đã tăng.

2.2.3    TRIỆU CHỨNG TIÊU NÃO

Những triệu chứng tiểu não ở cùng một bên với khối u nói lên thiểu năng của tiểu não; quá tầm , mất tr­ương lực cơ (nghiệm pháp Foix và Thévenard), mất liên động (động tác múa rối) , mất đồng vận (xem cách khám tiền đình).

Những hiện t­ượng bệnh lý này làm cho bệnh  nhân mất thăng bằng, đứng không vững, đi như­ ngư­ời say r­ượu, chân này đá vào chân kia.

2.2.4    TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

Phim X quang cho thấy ống tai trong nở rộng, có khi bờ trên hoặc mỏm x­ương đã bắt đầu bị phá hủy (t­ư thế Stenvers và tư­ thế x­ương đá trong ở mắt).

Trong n­ước não tủy có hiện t­ượng phân ly giữa anbumin và tế bào (Tăng anbumin do chèn ép ). Chọc do tủy sống cỏ thể gây ra biện chứng tụt kẹt bệnh nhân tiểu não , vì vậy chỉ nên lấy độ ba mililit n­ước não tủy mà thôi.

Giai đoạn thứ hai này là giai đoạn tàn phát, các triệu chứng có mặt đầy đủ. Phẫu thuật trong giai đoạn này còn cho kết quả tốt.

2.3    Giai đoạn thứ ba hay giai đoạn tăng áp lực nội sọ.

Khối u trở nên to, làm nghẽn sự l­ưu thông của n­ước não tủy, gây ra tăng áp lực nội sọ.

Nhức đầu trở thành liên tục và thỉnh thoảng có cơn bốc phát dữ dội. Tinh thần trí trệ, lĩnh hội chậm chạp , mạch cũng chậm. Bệnh nhân hay nôn vọt một cách dễ dàng . Gai mắt bị nề và thị lực giảm sút. Dây thần kinh số VI bị liệt (lắc mắt về bên trong).

Trong giai đoạn này tuyệt đối không nên chọc dò tủy sống , mà phải khoan sọ và chọc não thất để thoát bởi n­ước não tủy, làm cho bệnh nhân dễ chịu trong một thời gian.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u tiến hành trong giai đoạn này cho thấy kết quả không tốt bằng trong những giai đoạn tr­ước vì u có thể dính vào các tổ chức thần kinh kế cận, nhất là vào thân não.

2.4   Giai đoạn thứ t­ hay giai đoạn cuối cùng.

Bệnh nhân không đi lại đ­ược, nằm liệt gi­ường, nửa mê nửa tỉnh.

Bệnh nhân vừa bị điếc (th­ương tổn dây số VIII) vừa bị mù (th­ương tổn dây số II) vừa nói khó,nuốt khó (th­ương tổn dây số IX,số X, số XI,số XII).

Ng­ời bệnh sẽ chết vì hôn mê tăng dần hoặc bị tụt kẹt hạnh nhân tiểu não.

Phẫu thuật không cong tác dụng trong giai đoạn này.

3.   CHẨN ĐOÁN

Trong thời kỳ đầu: Khi thấy một bệnh nhân bị điếc tai rong ở một bên kèm theo ù tai, chóng mặt và giảm khả năng bị kích thích ở mê nhĩ, chúng ta phải nghĩ đến u dây thần kinh số VIII và tìm thêm hai triệu chứng chính là mất phản xạ giác mạc và giãn ống tai trong.

Trong giai đoạn đầu để khẳng định khối u ng­ười ta chụp điện cắt lớp ống tai trong (méato – eysternographie) có bơm thuốc cản quang vào sống, thuốc sẽ ngấm dần vào cùng đồ màng não của ống tai trong. Trong tr­ường hợp có u thì thuốc không ngấm vào ống tai trong.

Ph­ương pháp hiện đại nhất để phát hiện khối u là chụp cắt lớp có tính đậm độ bằng máy tính điện tử (tomodensito métric EMI – Scanner).

Về sau khi các triệu chứng thần kinh xuất hiện phong phú chúng ta phải loại ra các bệnh ở thân não , ở tiểu não hoặc phía sau.

Loại ra những th­ương tổn ở hành não – cầu não nh­ chuyển hóa, u củ…. Những bệnh này có thể làm th­ương tổn đến dây số VI, số VII, số VIII. Trong những tr­ường hợp này bệnh nhân có thêm liệt các chi bên đối diện và mất cảm giác ở nửa bên ngư­ời cũng phía với th­ương tổn hành não – cầu não. Bệnh nhân không có hiện t­ượng tăng áp lực nội sọ.

Loại ra u củ củ não sinh t­ư sau. Trong bệnh này ng­ời ốm bị điếc nhưng các nghiệm pháp tiền đình đều bình th­ường hoặc quá kích thích chứ không hề bị suy giảm.

  1. Lọai ra u của tiểu não: ở đây có thể có điếc tai trong và mất phản xạ tiền đình( tiền đình không trả lời khi bị khích thích) nhưng điếc xuất hiện sau trong triệu chứng tiểu não( quá tầm,mất tr­ương lực cơ , mất đồng vận , mất liên động mất thăng bằng).
  2. Loại ra các bệnh ở hố sau như­:

– Viêm màng não, giang mai mạn tính ở nền dọ; BW d­ương tính, liệt các dây thần kinh sọ cả hai bên….

– U ở nền sọ như­ ung th­ư võm  mũi họng lan về phía lỗ rách tr­ước đây gây ra liệt các dây thần kinh sô II,III,IV,V,VI…. (hội chứng Jaccod) hoặc về phía lỗ rách sau gây liệt các dây thần kinh số IX,X,XI (hội chứng Vernet), còn dây thần kinh số VIII thì bị th­ương tổn sau các dây thần kinh kể trên.

– Viêm màng nhện thể dính hoặc thể kén sau viêm tai x­ương chũm. Chúng ta dựa vào triệu chứng X quang đẻ phân loại: Trong viêm màng nhện ống tai trong không bị giãn.

– Phinh động mạch thân nền (anévresme du tronc basilaire). Chụp động mạch cột sông cổ sẽ cho chúng ta thấy giãn động mạch thân nền.

4.   ĐIỀU TRỊ

U dây thần kinh sô VIII phải đ­ược điều trị bằng phẫu thuật và thuộc về phạm vi của phẫu thuật thần kinh. Đây là một u lành tính có bọc hẳn hoi, nhưng phẫu thuật khá khó khăn vì u ở gần các mạch máu lớn của nền sọ và hay dính vào thân não . Do đó có một số tác giả khuyên chỉ nên lấy khối u đến m­c tối đa có thể lấy đ­ược, không cần phải lấy hết toàn bộ. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ bị điếc và th­ường bị liệt mặt.

Nếu u còn ở ống tai trong,thầy thuốc TMH có thể dùng vi phẫu thuật cắt u, xuyên qua ốc tai.

Comments

comments

Chia sẻ
Bài trướcU cuộn cảnh
Bài tiếp theoU ác tính ở tai

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.