Thanh quản cơ hai chức năng lớn: Chức năng hô hấp và chức năng nói (có tác giả xếp thành ba chức năng: dẫn không khí, bảo vệ đường hô hấp và nói).
1. Chức năng hô hấp
Thanh quản tham gia vào chức năng hô hấp như sau: dẫn không khí và bảo vệ đường hô hấp.
1.1. Dẫn không khí
Thanh quản dẫn không khí từ họng vào khí quản hoặc từ khí quản lên họng. Trong động tác hít vào thanh môn mở ra tối đa, trái lại khi thở ra thanh môn chỉ mở vừa vừa thôi.
Do đó mỗi khi liệt cơ mở hoặc co thắt cơ khép, hoặc phù nề niêm mạc, hoặc u thanh quản thì lòng của thanh quản sẽ hẹp lại và bệnh nhân bị khó thở.
1.2. Bảo vệ đường hô hấp
Chức năng bảo vệ đường hô hấp được thực hiện bởi phản xạ đóng thanh môn và ho tống ra mỗi khi dị vật hay hơi cay nóng vào đến thanh quản.
Phản xạ này thường rất nhạy: Hơi cay nóng chỉ cần chạm vào niêm mạc của đường hô hấp trên cũng đủ gây ra nghẹn thở và ho sặc sụa.
Thanh quản còn bảo vệ không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp khi chúng ta ăn uống. Sự bảo vệ này được thực hiện nhờ các cơ siết họng dưới kéo sụn nhẫn về phía sau và trên làm cho thanh quản nhô lên và nghiêng về phía trước, húc vào thanh thiệt. Thanh thiệt, một mặt thì bị sụn giáp đẩy lên, mặt khác lại bị xương móng giữ lại sẽ bẻ gập ở đoạn giữa và cúi mình xuống che đậy lỗ thanh quản.
Phản xạ bảo vệ này bắt nguồn ở sự cảm giác của niêm mạc họng. Nếu niêm mạc mất cảm giác, phản xạ cũng sẽ bị giảm hoặc mất. Phản xạ này là một trong những bốn thì của phản xạ nuốt (Bốn thì của phản xạ nuốt là thì miệng, thì họng, thì thực quản và thì tâm vị)
2. Chức năng nói
Thanh quản là một quan phát âm. Sự phát âm được thực hiện là nhờ những rung động của hai dây thanh.
Trong quá trình tìm hiểu cơ chế của sự phát âm người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết.
2.1. Giả thuyết đàn hồi cơ (théorie myóelastique)
Đây là một giả thuyết cơ học:
Sự rung động của thanh đai được sinh ra do sự mất thăng bằng giữa trương lực của thanh đai (do mức đố căng dây ra) và áp lực của không khí ở hạ thanh môn. Khi bắt đầu nói thì thanh đai khép lại. Không khí bị nén ở hạ thanh môn đè vào hai thanh đai và làm hé mở thanh môn, một ít không khí thoát lên họng, nhưng hai thanh đai khép trở lại do sự giảm áp lực và do đàn hồi của thanh đai hay nói cho đúng hơn của cơ năng như cơ giáp – phễu, cơ nhẫn – giáp, áp lực tăng lên trở lại, thanh môn lại mở hé ra và chu kỳ cứ thế tiếp diễn cho đến khi không còn không khí để tạo ra áp lực ở hạ thanh môn.
Tiếng nói sẽ lớn hay nhỏ tuỳ theo biên độ rung động của thanh đai tức là tuỳ theo áp lực của không khí ở hạ thanh môn. Giọng sẽ cao hay thấp, tuỳ theo mức độ căng của thanh đai tức là mức độ căng của cơ giáp phễu.
2.2. Giả thuyết thần kinh của Husson
Theo Husson, sự khép thanh môn và sự rung động dây thanh là hai động tác sinh lý khác nhau. dây thanh có thể rung một cách độc lập không cần phải có sự khép của thanh môn. Dây thanh rung là do luồng thần kinh tác động vào các bó cơ giáp – thanh, phễu – thanh của cơ giáp phễu: Cơ sẽ co theo nhịp kích thích của các xung động thần kinh của dây hồi quy. Người ta có thể ghi được dòng điện này ở người (trong phẫu thuật cắt bỏ thanh quản) và thấy rằng nó phát ra những xung động thần kinh cùng thì (synchrome) với tần số của tiếng nói.
Khi đi sâu vào sinh lý. giả thuyết này gặp một trở ngại lớn là vấn đề thời trị (chronaxie); chúng ta biết rằng dây thần kinh không có khả năng tải quá 1000 xung động thần kinh trong một giây đồng hồ, quá con số này các cơ sẽ không co giật nữa mà sẽ cứng (téanesation). Trong khi đó thanh đai của chúng ta có thể rung trên 3000 chu kỳ trong một giây đồng hồ. Nhiều tác giả tìm cách giải thích hiện tượng này bằng cách đưa ra các giả thuyết có cứng gợn sóng (tétanos ondulé) giả thuyết tung từng nắm (théorie des volées) tạo ra sự pha (polyphasage…)
Thuyết Husson nói nên một phần của cơ chế phát âm chứ chưa giải thích hết được các hiện tượng sinh lý của phát âm. thí dụ ở bệnh nhân đã được mở khí quản, khi họ phát âm thì thanh đai có rung động nhưng không thành tiếng.
Hiện nay người ta có thể cho thời trị của cơ giáp – phễu để xếp loại các ca sĩ theo đúng âm vực của từng cá nhân, Phương pháp này chính xác hơn do thời trị của cơ ức đòn chũm rồi tính ra nốì cao nhất mà thanh quản có thể phát ra được.
2.3. Giả thuyết rung sóng niêm mạc (théorie muco – ondulatoiri)
Hai giả thuyết trên có nhiều nhược điểm và có chỗ không ăn khớp với thực tế, nên người ta đề ra thuyết thứ ba dựa vào sự rung sóng của niêm mạc thanh đai.
Nhờ có phương pháp quay phim xinê thật nhanh, hiện nay người ta phát hiện ra được những sự thay đổi trên niêm mạc thanh đai khi phát âm. Sức hút của luồng không khí thoát ra thanh môn tạo ra những làn sóng niêm mạc dọc theo bờ tự do của thanh đai. Những sóng này đi từ mặt dưới lên mặt trên của thanh đai. Chúng ta có thể ví hiện tượng này với hiện tượng gợn sóng trên ruộng mạ khi có gió thổi.
Giả thuyết rung sóng niêm mạc có thể giải thích được một số hiện tượng lâm sàng như:
– Người ta có thể phát âm thành tiếng nói khi thở ít vào vì luồng không khí hít vào cũng có thể gây ra những sóng niêm mạc. Rung sóng này sẽ đi từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới nên trên như thường lệ.
– Nhưng thương tổn niêm mạc dây thanh như phù nề, khô…hoặc những bệnh tích ở lớp dưới niêm mạc như chảy máu, xơ dính đều ảnh hưởng đến phát âm vì nó làm trở ngại sự rung sóng niêm mạc.
– Mỗi dây thanh có thể rung sóng một cách độc lập và khác pha với dây thanh bên kia tạo giọng lưỡng âm.
– Khí thanh quản ở trong rình trạng tăng động (hyperkinnésie) hai dây thanh sẽ khít chặt lại, sự rung sóng niêm mạc bị căng nở và bệnh nhân không nói ra tiếng.
– Trong viêm thanh quản cấp, tiết nhầy đặc quánh phủ trên hai dây thanh trở ngại sự rung sóng niêm mạc, làm cho bệnh nhân khàn tiếng. Nếu chúng ta bôi men tiêu Protein và tiêu fibrin (thí dụ alpha chymotrypsine) vào thanh quản thì tiếng nói sẽ trong lại ngay vì men này làm loãng tiết nhầy và giảm phù nề.
Trong ba giả thuyết kể trên cái nào là đúng?
Thật ra mỗi giả thuyết đều có chỗ đúng và chỗ không đúng và nếu riêng lẻ từng cái một thì không có giả thuyết nào giải thích được một cách thoả đáng cơ chế phát âm của thanh quản. Nhưng nếu họp cả ba giả thuyết lại thì sự giải thích sẽ dễ hơn: luồng không khí đi qua khe thanh môn tạo ra sự rung sóng niêm mạc, áp lực không khí hạ thanh môn tạo ra cường độ tiếng nói, dây thần kinh hồi quy chỉ huy các cơ làm thay đổi tần số, âm sắc…tiếng nói khiến cho giọng nói biểu lộ được tình cảm.
Tiếng nói do thanh quản phát ra chưa được hoàn chỉnh. Nó cần phải đi quan các bộ phận công minh và phân tiết (articulation) như giọng, mũi, xoang, miệng mới có những âm sắc đặc hiệu cho từng cá nhân một. Lưỡi và môi đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phân tiết, đặc biệt là phát ra các nguyên âm, các phụ âm nổ (P) phụ âm cứng (Gh) phụ âm lặn (R) phụ âm thổi (X)…