Vai trò của họng có tầm quan trọng khác nhau trong vấn đề nuốt, thở, phát âm và nghe.
1. Nuốt
Động tác nuốt gồm hai thì: thì thứ nhất là thì miệng (tực là lưỡi đẩy thức ăn vào eo họng) thì thứ hai là thực ăn đi qua họng để vào thực quản.
Thì thứ hai là đặc hiệu của họng.
Khi thức ăn vào đến ro họng, cơ hàm -móng (mylo – hyoidien) có lại và kéo lưỡi về phía trên, đẩy dồn thức ăn qua eo họng vào họng – miệng, Lập tức họng miệng và họng thanh – quản được kéo kên để hứng thức ăn xuống miệng thực quản, Miệng thực quản mở ra đón thức ăn.
Trong khi thức ăn đi quan ngã tư đường ăn và đường thở này thì các ngả đường không cần thiết đều được bịt lại như sau:
– Đường miệng bị đóng do lưỡi nhô lên đến tận hàm ếch.
– Đường mũi bị đóng vì màn hầu được kéo lên và hai trụ sau khép lại.
Sở dĩ thanh thiệt làm được chức năng này là nhờ thanh quản nhô lên (do các cơ khít họng dưới, cơ trầm – họng và cơ trên móng kéo lên) nép mình vào dưới thanh thiệt và đồng thời thanh quản húc vào nền lưỡi làm cho thanh thiệt bị be cụp xuống. Hơn nữa mỗi lần nuốt thì thanh môn cũng bị khép lại.
Thì thứ hai của động tác nuốt là một phản xạ do hành não điều khiển.
Chúng ta có thể gây ra phản xạ xuống bằng cách chạm vào mặt trước của màn hầu và khi phản xạ đã bắt đầu rồi thì không hãm lại được.
Trái lại ở thì thứ nhất của động tác nuốt chúng ta có thể dừng lại vì nó phụ thuộc vào ý muốn và chịu sự điều khiển của vỏ não.
2. Thở
Đối với chức năng hô hấp, họng chỉ là một cái ống để cho không khí đi qua. Khi chúng ta hít vào hoặc thở ra đằng mũi thì màn hầu sẽ buông thõng xuống và mở lỗi cho không khí đi lại.
Khi chúng ta há miệng to, thở mạnh thì màn hầu sẽ bị kéo lên và ngăn cách họng mũi, làm cho không khí đi đằng miệng.
3. Phát âm
Họng đóng vai trò thủng cộng hưởng. Nó sẽ thay đổi hình dánh và kích thước tuỳ theo âm phát ra. Cùng với miệng và mũi, họng có nhiệm vụ biến những âm thanh thô sơ do thanh quản phát ra thành những tiếng nói rõ ràng có cường độ, có chiều cao, có âm điệu.
Thí dụ khi phát ra nguyên âm a, e thì miệng vag họng thống nhất lại và chiều ngang nở rộng ra, trái lại trong nguyên âm ô , u, thì chiều dài nới ra, họng miệng thông với họng mũi và chiều ngang hẹp lại.
Màn hầu rất cần thiết cho việc phát âm ra các phụ âm nổ như k,gh, vì nó bịt đường họng mũi. Nếu màn hầu bị liệt bệnh nhân sẽ không phát được giọng k, gh.
4. Nghe
Vòi Ơstat nối liền họng mũi với hòm nhĩ. Nhờ vậy lên không khi ngoài và bên trong hòm nhĩ có một áp lực bằng nhau, sự thăng bằng này rất cần thiết cho sự rung động của màng nhĩ.
Vòi Ơstat có thể mở ra và đóng vào được là nhờ các cơ bao màn hầu (péristaphylin). Khi chúng ta ngủ cứ 5 phút thì vòi sẽ tự mở ra một lần, khi chúng ta thức cư mỗi lẫn nuốt nước bọt hoặc ngáp thì vòi cũng sẽ mở ra. Nhò vậy nên không khí trong hòm nhĩ vẫn giữa được áp lực bình thường làm cho tai nghe rõ.
5. Vòng waldeyer
Họng có rất nhiều tổ chức lymphô.Những tổ chức này nằm rải rác khắp niêm mạc họng, nhưng đặc biệt ở chung quanh cửa mũi sau và eo họng thì những tổ chức này tập chung lại thành khối gọi là amyđan (hạnh nhân) mà chúng ta đã nói ở phần trên.
Hạnh nhânlà nơi sản xuất bạch cầu đơn nhân.Những bạch cầu này được sinh ra ở tâm điểm mầm (centre germinatif) của tân nang. Sai khi được hình thành dưới lớp nền (couche basale) một số tế bào đơn nhân rời khỏi lớp này để chui qua kớp biểu bì và rơi vào trong các khe của amyđan (crypte amygdalienne).
Như vậy biểu bì ở các hạnh nhân không phải là một cái hàng rào hoàn toàn kín và thường xuyên nó bị các tế bào đơn nhân len lỏi chui qua. Và vi có những khe hở đó cho nênvi trùng có thể xâm nhập vào amyđan một cách dễ dàng hơn ở các bộ phận khác.
Vòng waldeyer có phải là tiền đồn phòng thủ chống vi trùng không? Một số tác giả cho rằng các hạnh nhân ở vòng waldeyer có tác dụng tiêu diệt vi trùng do niêm mạc của mũi và họng chặn lại.
Thực ra những tế bào đơn nhân do các hạnh nhân sản xuất có khả năng thực bào rất ít. Chính những bạch cầu thoát ra từ mao mạch và xen lẫn lộn với tế bào đơn nhân mới thật là lực lượng chủ yếu diệt vi trùng.
Hơn nửa các tổ chức lymphô không những tập trung ở vòng waldeyer mà còn ở dọc theo đường tiêu hoá từ miệng đến hậu môn; đặc là ở hồi tràng và ruột thừa. Vì vậy nên người ta còn nghĩ đến vai trò tiêu hoá của vòng waldeyer. Có lẽ tân nang ở đây còn tiết ra một chất men tiêu hoá mà người ta chưa tìm ra được.
Các hạnh nhân của vòng waldeyer còn có thể tiết ra một nội tiết tố điều chỉnh sự phát triển của cơ thể mà chúng ta chưa phân lập được. Sở dĩ chúng ta nghĩ như vậy là trên thực tế có những hiện tượng sau đây: các tổ chức lymphô ở họng sẽ teo dần đi khi người ta đến tuổi trưởng thành, hoặc có những em bé được ” lớn như thổi” sau khi cắt amyđan. Nhưng hiện nay với kinh hiển vi chúng ta không phát hiện được một tuyến nội tiết nào ở vòng waldeyer.