1. Định nghĩa
Phẫu thuật khoét chũm tiệt căn (KCTC) là phẫu thuật mở thông sào bào, sào đạo, thượng nhĩ, hũm nhĩ. Thống nhất sào bào sào đạo và hũm tai thành một hốc mổ duy nhất.
2. Phân loại
2.1. KCTC kinh điển (toàn phần, radical mastoidectomy)
– Định nghĩa: Khoét chũm, mở sào bào, thượng nhĩ, hạ tường dây VII, các thành phần trong hòm đều bị lấy bỏ, chỉnh hình ống tai rộng.
– Chỉ định: khi bệnh tích lan rộng vào tất cả các nhóm thông bào xương chũm hoặc viêm xương chũm có biến chứng.
– Đường vào: đường vào sau tai và vào xương qua mặt ngoài xương chũm.
– Kỹ thuật chỉnh hỡnh ống tai: kỹ thuật 3 mảnh hoặc 5 mảnh để cân bằng tỷ lệ Va/S.
2.2. KCTC cải biên (modified radical mastoidectomy)
– Định nghĩa: khoét chũm với việc mở sào bào và thượng nhĩ, hạ tường dây VII. Các thành phần trong hòm nhĩ được giữ nguyên.
– Chỉ định: bệnh tích xương chũm khu trú xung quanh giới hạn của sào bào, xương chũm kém thông bào.
– Đường vào: đường vào trước tai (Heermann II, Shambaugh – Lempert), vào xương qua góc nhị diện tạo bởi mặt ngoài xương chũm với thành sau ống tai xương.
– Kỹ thuật chỉnh hình ống tai: chỉnh hình ống tai kiểu “trâu lá đa”.
2.3. KCTC tối thiểu
– Định nghĩa: mở sào bào, sào đạo và thượng nhĩ, hạ tường dây VII. Các thành phần trong hòm nhĩ được giữ nguyên.
– Chỉ định: bệnh tích chỉ khu trú trong sào bào, sào đạo và thượng nhĩ, xương chũm đặc ngà hoặc rất ít thông bào.
– Đường vào: đường xuyên ống tai, vào xương qua thành sau ống tai.
– Kỹ thuật chỉnh hỡnh ống tai: không cần chỉnh hình ống tai.
3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG HỆ THỐNG TRUYỀN ÂM CỦA BỆNH NHÂN SAU KCTC
3.1. Hốc mổ KCTC kinh điển
- Triệu chứng cơ năng: chảy tai và nghe kém.
- Chảy tai: chảy tai có thể liên tục hoặc từng đợt tùy thuộc vào tình trạng hốc mổ.
- Nghe kém: mức độ trung bình, có xu hướng tiến triển do xơ hóa.
▪ Triệu chứng thực thể qua nội soi
- Hốc mổ: 1) Hốc mổ chảy nước: bong tróc của da lót hốc mổ, hoặc do tường dây VII cao, sót cholesteatoma. 2) Hốc mổ khô: được giải quyết tốt vấn đề bệnh tích và dẫn lưu của hốc mổ.
- Màng nhĩ: đa số màng nhĩ thủng rộng kèm theo xơ hóa, mất chức năng.
- Niêm mạc hòm tai: dầy, xơ hóa xen lẫn với vôi hóa, hoặc biểu bì hóa.
- Tổn thương xương con: 1) Mất 1 xương: chủ yếu là xương đe; 2) Mất 2 xương: mất búa – đe hoặc mất đe – đạp; 3) Mất cả 3 xương.
- Đánh giá chức năng nghe: điếc dẫn truyền nặng, ABG ≥ 40dB.
3.2. Hốc mổ KCTC cải biên
- Triệu chứng cơ năng: triệu chứng chính là nghe kém.
- Triệu chứng thực thể qua nội soi
-
- Hốc mổ: diện tích nhỏ, nông và nhẵn. Da lót dầy và được nuôi dưỡng tốt.
- Màng nhĩ: thủng toàn phần hoặc bán phần, xơ hóa. Màng căng nguyên vẹn hình thái phụ thuộc vào chức năng vòi.
- Niêm mạc hòm tai: nhiều hình thái tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
- Xương con: như hốc mổ KCTC kinh điển, mức độ có thể ít nặng nề hơn.
- Đánh giá chức năng nghe: điếc dẫn truyền nặng với ABG ≥ 40dB.
3.3. Hốc mổ KCTC tối thiểu
- Triệu chứng cơ năng: khô rất nhanh sau KCTC, triệu chứng chính là nghe kém.
- Triệu chứng thực thể qua nội soi
-
- Hốc mổ: diện tích rất nhỏ, hòa vào ống tai, da lót như da ống tai bình thường.
- Màng nhĩ: nguyên vẹn hoặc thủng bán phần. có thể xẹp, lõm do RLCN vòi.
- Niêm mạc hòm tai: tốt, hồng, nhẵn và là điều kiện tốt để THTG.
- Xương con: chủ yếu là mất xương đe.
- Đánh giá chức năng nghe: điếc dẫn truyền, ABG 35 – 40 dB. Màng căng còn và tỳ lên chỏm xương bàn đạp, ABG khoảng 10 – 20 dB và không có chỉ định THTG.
4. TẠO HÌNH TAI GIỮA TRÊN HỐC MỔ KCTC
4.1. Tái tạo khoảng trống hòm tai: tạo lại cầu xương để gia tăng thể tích hòm nhĩ và làm cho hệ thống xương con hoạt động một cách hiệu quả.
4.2. Tạo hình màng nhĩ
– Chất liệu: cân cơ, màng sụn hoặc vạt da ống tai – màng nhĩ trượt vào trong.
– Kỹ thuật: phối hợp nhiều kỹ thuật: tái tạo, xử lý xơ hóa, tăng cường lớp sợi.
4.3. Tạo hình xương con
4.3.1. Phân loại THXC trên hốc mổ KCTC
Chia 3 loại: 1) Loại 1: thay 1 xương (chủ yếu là xương đe). 2) Loại 2: thay 2 xương (thay búa – đe hoặc thay đe – đạp). 3) Loại 3: thay cả 3 xương.
4.3.2. Chất liệu THXC
– Nhiều chất liệu: vỏ xương chũm, sụn tự thân cho đến xương con, sụn, xương đùi đồng chủng, polyethylene, Teflon, nhựa xốp, Tantalium, xi măng sinh học hoặc gốm.
– Gốm thủy tinh sinh học do Bộ môn công nghệ vật liệu Silicat, Khoa Công nghệ Hóa, trường Đại học Bách khoa Hà Nội sản xuất.
4.3.3. Kỹ thuật THXC trên hốc mổ KCTC
– THXC loại 1: thay xương đe tương ứng với THXC kiểu trục ngang và THXC bán phần (PORP): hay gặp nhất.
– THXC loại 2: thay 2 xương [búa – đe: tương ứng THXC kiểu trục dọc và THXC bán phần (PORP); hoặc đe –đạp: tương ứng THXC kiểu trục ngang và THXC toàn phần (TORP)]
– THXC loại 3: thay 3 xương tương ứng với THXC kiểu trục dọc và THXC toàn phần (TORP).