Phân loại chỉnh hình tai giữa

Định nghĩa: Chỉnh hình tai giữa là phẫu thuật nhằm mục đích tái tạo hệ thống màng nhĩ – xương con khi hệ thống này bị tổn thương do các nguyên nhân khác nhau.

  1. Chỉ định và chống chỉ định
  2. Chỉ định

   1.1. Những trường hợp chỉ cần khôi phục chức năng của hệ thống màng nhĩ – xương con như :

– Dị hình tai giữa bẩm sinh

– Tổn thương hệ thống xương con do chấn thương mà hiện tượng viêm đã ổn định

– Tổn thương hệ thống xương con do xơ nhĩ…

Những phẫu thuật này không cần can thiệp vào xương chũm, không cần chỉnh hình ống tai chỉ giới hạn trong phạm vi hòm nhĩ và có thể phải mở rộng tới cửa sào bào.

   1.2. Những trường hợp bệnh lý viêm tai đang tiến triển như :

– Viêm tai giữa mạn tính đơn thuần hay có cholesteatoma hay cholesteatoma khô

Đối với loại viêm tai này người ta áp dụng kỹ thuật chỉnh hình tai giữa kết hợp:

  • Vừa giải quyết bệnh tích viêm
  • Vừa phục hồi chức năng màng nhĩ – xương con

Hai mục đích này có thể kết hợp 1 lần phẫu thuật hoặc chia làm 2 lần.

  1. Chống chỉ định

Về lý thuyết : điếc dẫn truyền hay Rinne (-) đều có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình tai giữa

Tuy nhiên những ca dị hình màng nhĩ – xương con không phải trường hợp nào cũng có chỉ định phẫu thuật. Chống chỉ định khi :

2.1. Điếc tiếp nhận nặng hoặc điếc hoàn toàn bên tai có dị hình

2.2. Tịt ống tai ngoài (không phải chống chỉ định tuyệt đối).

  1. Bốn điều kiện đảm bảo cho kết quả chỉnh hình tai giữa

– Tạo được màng rung (màng nhĩ)

– Tạo được 1 trụ dẫn tiếp xúc giữa màng nhĩ với mê đạo qua cửa sổ bầu dục

– Tạo đc sự hoạt động lệch pha giữa 2 cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục

– Đảm bảo thông khí của vòi tai.

III. Chất liệu để tái tạo hệ truyền âm

  1. Chất liệu để tái tạo màng nhĩ

 1.1. Chất liệu để ghép màng nhĩ phải đáp ứng được điều kiện sinh học sau :

– Mỏng, đàn hồi, không gián đoạn, 2 mặt nhẵn ko tiếp xúc với các thành phần khác của hòm tai

– Đảm bảo độ căng và có thể bò vào mạch máu nuôi dưỡng

 1.2. Các loại mảnh ghép

– Dùng mảnh ghép tự thân

   * Mảnh ghép da : dễ bị hoại tử, có thể hình thành cholesteatoma => ko dùng nữa

   * Mảnh ghép bằng mô liên kết

– Ưu điểm :

+ lấy dễ dàng

+ đạt được tiêu chuẩn sinh học của màng nhĩ

+ không hình thành cholesteatoma thứ phát

– Nhược điểm :  bị co lại => lấy mảnh ghép phải rộng, Đường kính mảnh ghép > Đường kính lỗ thủng ít nhất 1/3

    * Mảnh ghép bằng cân

– Tốt nhất cho việc tái tạo màng nhĩ vì : vừa mềm, vừa đàn hồi, lấy dễ dàng

    * Màng sụn

– là 1 chất liệu tốt để vá nhĩ nhưng :

+ việc lấy khá phức tạp

+ đề phòng tai biến viêm sụn sau phẫu thuật

1.3. Các loại hình ghép đồng chủng

– Ghép bằng màng ối : thường bị hoại tử và để lại lỗ thủng màng nhĩ rất rộng

– Ghép đồng chủng màng nhĩ : màng nhĩ đc lấy từ tử thi chết do TNGT

  1. Chất liệu đc sử dụng để tái tạo chuỗi xương con

2.1. Trụ dẫn nhân tạo

– Thay thế hệ thống xương con bị tổn thương bằng teflon hay polyten

+ ưu điểm : mang lại kết quả sớm và khả quan

+ nhược điểm : 6-9 tháng 70% các trường hợp chất liệu này bị đào thải

Nó thường bị đẩy ra khỏi vị trí tiếp xúc với màng nhĩ và cửa sổ bầu dục

  • Khắc phục : đặt vào giữa trụ dẫn và màng nhĩ 1 mảnh sụn hoặc 1 mảnh xương.

– Chất liệu mới mà tính chất sinh học phù hợp hơn hẳn : proplast, chất dẻo xốp, gốm

+ gốm cho kết quả tốt nhất, gần như kết quả thay thế xương con đồng chủng mà thực hiện lại đơn giản hơn.

+ chất liệu xương con đồng chủng là tốt nhất.

2.2. Những chất liệu ghép tự thân

– Sụn : ít đc sử dụng

– Những mảnh xương con còn lại của bệnh nhân nhưng phải chắc chắn không bị viêm => không bao giờ sử dụng xương con đã chạm vào khối cholesteatoma.

– Trụ dẫn lấy từ vỏ xương chũm

2.3. Ghép đồng chủng

2.4. Ghép dị chủng : kết quả rất kém so với ghép đồng chủng.

III. Các kỹ thuật chỉnh hình tai giữa

  1. Chỉnh hình loại 1 :

– Gồm tất cả các kỹ thuật tái tạo màng nhĩ đơn thuần

– Điều kiện áp dụng :

+ chuỗi xương con còn nguyên vẹn

+ vòi nhĩ thông thoáng

+ 2 cửa sổ hoạt động bình thường

  1. Chỉnh hình loại 2 và loại 3

– Phẫu thuật vá màng nhĩ kết hợp với tái tạo trụ dẫn nhân tạo hoặc bằng mảnh ghép tự thân hoặc bằng chính xương con còn lại.

– Chia ra làm 2 loại chỉnh hình tai giữa tái tạo trụ dẫn

2.1. Chỉnh hình tai giữa loại 2

– Áp dụng trong trường hợp : Xương bàn đạp còn nguyên vẹn

– Trụ dẫn được nối từ thân xương bàn đạp đến cán búa hoặc trực tiếp với màng nhĩ.

2.2. Chỉnh hình tai giữa loại 3

– Áp dụng khi chỉ còn đế đạp

– Trụ dẫn sẽ nối giữa đế đạp và màng nhĩ

Trong cả 2 loại này, xương búa có thể còn nguyên vẹn hoặc mất

Trụ dẫn mới thay thế xương con phải đảm bảo :

  1. Cố định được vào màng nhĩ và xương bàn đạp, không được chạm vào thành hòm nhĩ
  2. Gắn với xương bàn đạp thành 1 khối rung động
  3. Có 1 bình diện tiếp xúc với màng nhĩ và càng gần rốn nhĩ càng tốt để có thể thay thế cán búa trong chức năng thu nhận âm thanh.
  4. Chỉnh hình tai giữa kết hợp với thủ thuật mổ xương bàn đạp

– Nếu khớp bàn đạp – tiền đình chỉ bị xơ dính mà sau khi gỡ xơ, di động trở lại bình thường thì không nên can thiệp tiếp vì dễ gây vỡ đế đạp và thủng mê nhĩ.

– Thực tế, Bệnh nhân bị thủng màng nhĩ mà tai khô hoặc dị hình tai giữa kèm theo cũng ko nên can thiệp vào khớp bàn đạp – tiền đình vì có thể gây nên rối loạn vận mạch tai trong => nguy cơ điếc hoàn toàn cao 30 – 40%.

– Trường hợp cần thiết cần mổ xương bàn đạp do xương bàn đạp cứng chắc trong cửa sổ bầu dục thì cũng nên là phẫu thuật vá nhĩ trước, 6 tháng sau mới nên tiến hành phẫu thuật xương bàn đạp.

Việc mổ 2 thì đem lại kết quả tốt hơn 1 thì và nguy cơ rối loạn chức năng tai trong ít.

  1. Chỉnh hình tai giữa với tái tạo vòi nhĩ

– 1 trong những điều kiện thành công của chỉnh hình tai giữa là vòi nhĩ phải thông thoáng.

– Trong phẫu thuật, 1 số trường hợp gặp bệnh nhân bị tắc vòi 1 phần hoặc toàn bộ => cần phải đặt ống thông khí : ống thông khí hòm nhĩ được thực hiện với loại ống dài đặt dọc theo sàn ống tai và bên dưới da ống tai.

  1. Phân loại chỉnh hình tai giữa theo Wullstein :

Có 5 kiểu chỉnh hình tai giữa được áp dụng tuỳ theo mức độ của bệnh tích.

  1. Kiểu I

– Vá màng nhĩ đơn thuần : bịt lỗ thủng bằng một mảnh da ghép hoặc cân ghép.

– Áp dụng :

+ thủng màng nhĩ giản đơn

+ tiểu cốt nguyên vẹn

+ tai khô hoặc chảy tiết nhầy nhưng không có mủ.

+ Viêm xương chũm đã thành sẹo.

  1. Kiểu II:

– Mổ thượng nhĩ kèm theo ghép da hoặc cân che phủ thượng nhĩ và lỗ thủng màng nhĩ.

– Rung động của màng nhĩ => hệ thống tiểu cốt => chuyển vào cửa sổ bầu dục.

– Áp dụng : viêm tai giữa mạn tính có bệnh tích thượng nhĩ.

  1. Kiểu III:

– Khoét rỗng sào bào thượng nhĩ (cắt đầu xương búa, bỏ xương đe) kèm theo ghép da vào màng nhĩ và thượng nhĩ, mảnh da ghép phải tỳ vào xương bàn đạp.

– Rung động của màng nhĩ được chuyển vào cửa sổ bầu dục bằng xương bàn đạp trực tiếp.

– Áp dụng : hệ thống tiểu cốt bị hỏng không còn được nữa.

  1. Kiểu IV:

– Khoét rỗng đá chũm toàn phần và cắt gọng hoặc cây bỏ xương bản đạp kèm theo ghép da và hòm nhĩ và cửa sổ bầu dục, tạo ra hòm nhĩ nhỏ, ở trước cửa sổ tròn.

– Rung động âm sẽ đập trực tiếp vào cửa sổ bầu dục.

– Áp dụng : xương chũm bị thương tổn nhiều, xương con bị hỏng hết.

  1. Kiểu V:

– Khoét rỗng đá chũm toàn phần, kèm theo mở cửa sổ vào hỗ mổ.

– Áp dụng :

+ xương chũm bị thương tổn nhiều

+ các tiểu cốt bị tiêu huỷ

+ và cửa sổ bầu dục bị xơ cứng.

    * Kiểu I,II,III : rung động được chuyển từ màng nhĩ vào cửa sổ bầu dục bằng hệ thống tiểu cốt.

=> có tác dụng tăng cường của hệ thống tiểu cốt và của tỷ lệ diện tích (diện tích màng nhĩ và diện tích cửa sổ bầu dục). Mức độ phục hồi của thính lực khá cao. Do đó người ta xếp những phẫu thuật này vào loại A.

   * Kiểu IV và V :  tiểu cốt bị tiêu huỷ hết, màng nhĩ tân tạo dính sát vào cửa sổ bầu dục hoặc vào cửa sổ nhân tạo => tác dụng khuếch đại của tiểu cốt và tỷ lệ diện tích không có  => sự phục hồi của thính lực bị hạn chế. Do đó người ta xếp những phẫu thuật này vào loại B.

* Trong 2 loại A và B và nhất là trong loại B, người ta cố tạo ra một cái hòm nhĩ nhỏ trước cửa sổ tròn, không cho cửa sổ này tiếp xúc trực tiếp với rung động âm để bảo đảm hiện tượng “ đối pha” của 2 cửa sổ. Có như vậy ngoại dịch và nội dịch mới rung động và tai mới nghe được.

Hiện nay đối với những tai bị khoét rỗng đá chũm toàn phần người ta phục hồi lại chức năng nghe bằng cách làm lại thành sau khi ống tai ngoài và ghép màng nhĩ – xương con lấy ở xác người chết.

Comments

comments

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.