Các nguyên nhân gây nghe kém

Đại cương:

– Nghe kém là sự suy giảm khả năng nghe so với người bình thường ở cùng lứa tuổi.

– Là triệu chứng khá thường gặp trong bệnh lý tai-thần kinh, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng lao động, sinh hoạt, đặc biệt ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, tâm lý, trí tuệ ở trẻ nhỏ.

– Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ gặp tương đương ở hai giới.

– Mức độ thiếu hụt thính học rất khác nhau, tuỳ thuộc theo nguyên nhân, ở một bên hoặc hai bên.

– Có 3 loại nghe kém: truyền âm, tiếp nhận, hỗn hợp.

Đo sức nghe:

  1. Đo sức nghe đơn giản:

1.1. Đo sức nghe bằng tiếng nói:

– Đơn giản, dễ thực hiện. Dùng ngay tiếng nói thầy thuốc đánh giá khả năng giao tiếp xã hội. Độ chính xác thấp.

– Cách đo: Đo trong buồng hay hành lang dài 5m, yên tĩnh.

Đo tai rõ trước.

Bệnh nhân đứng nghiêng người, hướng tai đo về phía thầy thuốc (không được nhìn miệng thầy thuốc), tai đối diện bịt kín.

Đo bằng tiếng nói thầm trước, nếu giảm nghe rõ bằng tiếng nói thầm, đo tiếp bằng tiếng nói thường.

  • Đo tiếng nói thầm:

Khoảng cách 5m, nói giọng hơi không thành tiếng. Nói từng tiếng đơn giản, 2-5 từ.

BN nghe, nhắc lại. Nếu không nghe được hoặc nhắc lại không đúng, thầy thuốc tiến lên 1 bước (50cm), tiếp tục nói đến khi BN nghe được.

Khoảng cách từ thầy thuốc đến BN càng ngắn, sức nghe càng giảm..

  • Đo bằng tiếng nói thường:

Thực hiện khi tiếng nói thầm nghe giảm rõ rệt.

Tai nghe được tiếng nói thường ở khoảng cách 50m.

Nếu tỷ lệ kích thước giảm nghe tiếng nói thầm cao hơn tiếng nói thường nghĩ đến nghe kém tiếp âm.

1.2. Đo bằng âm mẫu:

Thường dùng âm mẫu với tần số 128- 265 Hz.

Cầm cán âm mẫu bằng 2-3 ngón tay, không chạm vào hai ngành âm mẫu.

Gõ một ngành âm mẫu vào vật mềm hoặc bóp nhẹ hai đầu rồi bỏ ra.

Đo đường khí: để dọc hai ngành âm mẫu trước lỗ tai ngoài cách 2cm.

Đo đường xương: ấn nhẹ cán âm mẫu lên mặt xương chũm.

Tính thời gian (đơn vị giây) từ khi gõ âm mẫu đến khi không nghe được.

Các nghiệm pháp:

– Weber: để cán âm mẫu sau khi gõ lên đỉnh đầu hoặc giữa trán, bên nào nghe rõ hơn là Weber nghiêng về bên đó.

Nghe kém tiếp âm: nghiêng về tai lành.

Nghe kém truyền âm: nghiêng về tai bệnh.

– Schwabach: Đặt cán âm mẫu lên mặt xương chũm sau khi gõ, thời gian nghe bình thường: 20s.

Nghe kém tiếp âm: <20s

Nghe kém dẫn truyền: >20s.

– Rinne: Tính tỷ lệ đường khí/xương. Bình thường: nghe đường khí lâu hơn, Rinne (+)

– Tam chứng Bezold: nghe kém truyền âm

+ Weber nghiêng về tai bệnh

+ Rinne (-)

+ Schwabach kéo dài

– Ngược lại nghe kém tiếp nhận có tam chứng ngược Bezold.

  1. Đo thính lực hoàn chỉnh (đo thính lực đơn âm):

Là tìm ngưỡng nghe: mức cường độ tối thiểu có thể nghe được âm đơn ở từng tần số, theo đường khí và đường xương ở từng tai để lập được thính lực đồ.

Thính lực kế: là máy phát được các âm đơn theo tần số trình tự 125-8000 Hz với mức chênh lệch từng bát độ âm (tần số nâng lên gấp đôi hay 1/2 bát độ âm). Với mỗi f lại điều chỉnh cường độ âm từ -10 qua 0 đến 100dB với mỗi mức chênh lệch 5dB.

– Đo ở buồng cách âm:

đường khí: dùng loa tai đeo áp sát vào tai

đường xương: dùng núm rung đặt lên mặt xương chũm.

Đo đường xương tuyệt đối: bịt tai loại trừ đường khí để đo đường xương.

Kết quả:

Điếc tiếp nhận: ngưỡng nghe đường khí, xương đều tăng (từ 20 – 100dB) nhưng ở từng tần số 2 ngưỡng nghe chênh lệch nhau không đến 10dB, biểu đồ đường xương và khí song hành, trùng với nhau.

Nếu 2 biểu đồ đi xuống ở các tần số cao: nghe kém tiếp âm thể loa đạo đáy.

Nếu thấp ở tần số trầm, đi chếch lên ở các tần số cao: nghe kém tiếp âm thể loa đạo đỉnh.

Nếu 2 biểu đồ gần như nằm ngang, ngưỡng nghe ở các tần số đều trên 40dB: nghe kém tiếp âm toàn loa đạo.

Đường xương hay có “lỗ thính giác”, đường khí không có:

Lỗ thính giác là tần số mà đường xương k tiếp thu mặc dù đã tăng cường độ âm lên tối đa.

Tương ứng lỗ thính giác trên biểu đồ đường xương thì đường khí luôn có biểu hiện còn nghe được.

Làm nghiệm pháp hồi thính:

Có hồi thính: tổn thương khu trú ở ốc tai (loa đạo)

Không có hồi thính: tổn thương khu trú ở TK VIII hoặc TKTW.

Nghe kém hỗn hợp:

Ngưỡng nghe đường khí, xương đều tăng nhưng không bao giờ bằng nhau, ngưỡng nghe đường khí bao giờ cũng lớn hơn (không quá 60dB), biểu đồ đường khí, xương không bao giờ trùng, song hành với nhau.

Nếu biểu đồ đường khí thấp, cách xa đường xương, ở các tần số trầm, đi gần đường xương cùng chếch lên trên ở các tần số cao, ta có nghe kém hỗn hợp thiên về truyền âm.

Nếu biểu đồ đường khí và đường xương cùng chúc xuống ở các tần số cao ta có nghe kém hỗn hợp thể tiếp âm.

Điếc dẫn truyền:

  • Ngưỡng nghe đường khí lớn, nhất là với các tần số từ 1000Hz trở xuống nhưng cũng không lớn quá 60 – 70dB
  • Biểu đồ đường khí thấp ở các tần số trầm, chếch lên dần ở các tần số cao.
  • Ngưỡng nghe đường xương khoảng -10 – 10dB. Biểu đồ đường xương gần với trục 0dB.

NGHE KÉM TRUYỀN ÂM

  1. Nguyên nhân: chủ yếu do bệnh lý tai ngoài và tai giữa.
  2. Bệnh lý tai ngoài:

Thường gây nghe kém truyền âm đơn thuần

Mức độ nhẹ

1.1. Nút ráy tai, nút biểu bì:

Thường gặp nhất.

Nằm ở ống tai, bịt lấp ống tai khi quá to

Nghe kém thể truyền âm đơn thuần, đường khí ở các âm trầm có thể giảm 30 – 50 dB.

Nghe kém tăng khi nút ráy bị thấm nước, có thể ù tai.

Soi tai: Ống tai ngoài bịt kín bởi khối màu nâu (nút ráy), hoặc trắng ngà (nút biểu bì).

Ở trẻ em, tốt nhất rửa tai để nút ráy trôi ra ngoài.

1.2. Dị vật ống tai ngoài:

Thường ở trẻ em.

Nghe kém truyền âm.

Có thể ù tai, đau tai, có tiếng sột soạt trong tai nếu dị vật còn sống.

Khi lấy dùng móc kéo dị vật từ trong ra ngoài.

Nếu dị vật còn sống, nhỏ gomenol cho côn trùng chết rồi lấy ra.

Trường hợp khó, dị vật trương phình, ống tai ngoài viêm nề, che kín dị vật cần phẫu thuật rạch rãnh sau tai, bóc tách và bổ đôi ống tai mềm mới lấy được dị vật.

1.3. Dị tật bẩm sinh: tịt toàn bộ hoặc một phần ống tai ngoài.

Thường nghe kém dẫn truyền âm đơn thuần.

Nếu nghe kém hỗn hợp: dị dạng phối hợp tai giữa hoặc tai trong.

1.4. Nhọt, viêm ống tai ngoài

Nghe kém tuỳ thuộc mức độ chít hẹp ống tai ngoài.

1.5. U ống tai ngoài

  1. Bệnh lý tai giữa:

Gồm: bệnh lý vòi tai

Hòm tai

Xương chũm

2.1. Tắc vòi tai:

Do các nguyên nhân khác nhau làm mất sự thông khí của thùng tai với bên ngoài, áp lực trong thùng tai giảm làm cản trở sự rung động của màng nhĩ, chuỗi xương con, gây:

Nghe kém truyền âm, đường khí giảm ở tần số trầm, thường kèm ù tai

Màng tai lõm, cán búa nằm ngang, hơi ra sau.

Valsava (-).

2.2. Viêm tai giữa.

Các viêm tai giữa đều gây nghe kém truyền âm, mức độ tuỳ thuộc thương tổn.

2.2.1. Viêm tai giữa cấp:

Do dịch, mủ ứ đọng gây cản trở sự rung động màng tai và hoạt động chuỗi xương con.

Nghe kém truyền âm đơn thuần, giảm ở tần số cao, mức độ nhẹ.

Nếu nghe kém hỗn hợp, bệnh tích đã ảnh hưởng tới mê nhĩ.

2.2.2. Viêm tai thanh dịch:

Tắc vòi do nguyên nhân mũi họng hoặc cơ địa dị ứng.

Lúc đầu là dịch thấm, sau đó nhầy, cuối cùng xơ dính.

Màng nhĩ không thủng.

Nghe kém từ truyền âm sang hỗn hợp.

2.2.3. Viêm tai xương chũm mạn tính:

Gây nghe kém ở các mức độ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến sức nghe như:

Kích thước lỗ thủng: ảnh hưởng đến sự thu chuyển sóng âm, giảm độ lệch pha giữa hai cửa sổ.

Mủ, cholesteatoma, xơ, vôi hoá… cản trở hoạt động màng nhĩ và xương con.

Tổn thương xương con làm gián đoạn dẫn truyền.

Bệnh tích ở thành xương và các cửa sổ tác động tới tai trong.

Nghe kém thường rõ rệt, có khi điếc.

Tuỳ bệnh tích có thể gặp nghe kém truyền âm hoặc hỗn hợp.

Viêm thượng nhĩ: Lỗ thủng ở màng trùng, mủ ít, thối, nghe kém nặng do bệnh tích khu trú chuỗi xương con.

Xơ cứng màng nhĩ: do di chứng viêm tai hoặc chấn thương tai. Nghe kém rõ, thể hỗn hợp do xơ sẹo làm cản trở hoạt động chuỗi xương con.

  1. Xốp xơ tai:

Gặp ở phụ nữ trẻ, di truyền gen trội không hoàn toàn

Màng nhĩ mỏng, bóng sáng, điểm hồng góc sau trên.

Thính lực đồ: điếc dẫn truyền tiến triển 2 tai, không đồng đều. Phần lớn mất phản xạ cơ bàn đạp.

Thính lực đồ tụt thấp

CT scan có hình ảnh ổ xốp xơ phía trước cửa sổ bầu dục.

  1. Chấn thương:

Làm rách màng nhĩ, trật khớp xương con, ứ máu hòm tai gây nghe kém truyền âm.

Tổn thương ốc tai, tai trong có thể gây nghe kém tiếp nhận.

  1. Rối loạn về cấu trúc xương:

Như Reckling Hausen, VanderHoove.. cũng gây nghe kém như trong xốp xơ tai.

  1. U cuộn cảnh, u tai giữa:

Dấu hiệu nghe kém có sớm nhất, lúc đầu dẫn truyền sau đó tiếp nhận.

Màng nhĩ: màng nhĩ bị đẩy phồng phía trước dưới, có khi thấy màng nhĩ màu xanh tím. U có thể lan ra ống tai ngoài: sần sùi như vỏ cam, màu tím, chắc, rất dễ chảy máu.

Chẩn đoán:

Đo sức nghe đơn giản:

Bằng tiếng nói.

Bằng âm mẫu: tam chứng Bezold

Đo sức nghe hoàn chỉnh: thính lực đồ.

NGHE KÉM TIẾP ÂM

Nguyên nhân:

Phức tạp, khó xác định cụ thể do không thăm khám trực tiếp được loa đạo.

3 nhóm nguyên nhân:

Bệnh lý tai trong

Bệnh lý thần kinh trung ương

Bệnh lý gen di truyền.

  1. Bệnh lý tai trong:

1.1. Điếc đột ngột:

1.2. Hội chứng Meniere: biến đổi áp lực dịch loa đạo

Nội dịch có thể biến loạn do nhiều nguyên nhân: Rối loạn vận mạch, tăng hay giảm tiết dịch ở vân mạch, tăng hay giảm lưu thông qua túi nội dịch, các Rối loạn tổng hợp, chuyển hoá, tuần hoàn, nội tiết, dị ứng…

Những rối loạn đó gây các cơn thay đổi áp lực nội dịch, lâm sàng: tam chứng Meniere:

+ Nghe kém tiếp nhận.

+ Ù tai tiếng cao, cảm giác đầy trong tai.

+ Chóng mặt dữ dội, đôi khi buồn nôn, nôn.

Ngoài cơn, các triệu chứng biến mất.

Các cơn ngày càng tái diễn nhanh hơn, kéo dài hơn, trở thành thường xuyên, trong đó nghe kém trở thành triệu chứng chính tăng dần và liên tục.

1.3. Viêm mê nhĩ:

Là biến chứng của viêm tai giữa hay viêm xương chũm nên thường gặp trong giai đoạn cấp hay hồi viêm.

Nghe kém tăng nhanh, đồng thời có: ù tai tiếng cao rõ rệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn, động mắt tự phát.

Nếu nghe kém nặng, thể tiếp âm, chóng mặt, nôn dữ dội cần nghĩ tới viêm mê nhĩ mủ toả lan, dễ đưa đến các biến chứng nội sọ, cần phẫu thuật cấp.

Nếu nghe kém hỗn hợp, ù tai, chóng mặt cần nghĩ tới viêm mê nhĩ thanh dịch khu trú, có thể điều trị kháng sinh, theo dõi.

1.4. Viêm thần kinh:

Sau các nhiễm khuẩn như thương hàn, giang mai…, nhiễm VR: cúm, quai bị, zona…có thể gây thương tổn thần kinh ở loa đạo, dây thần kinh thính giác, nhân trung ương, gây nghe kém tiếp nhận nặng, có thể điếc đặc.

Nghe kém có thể giảm dần do sự hồi phục của các tế bào, sợi thần kinh khi bệnh nguyên đã qua đi nhưng cũng có thể tổn thương vĩnh viễn trở thành di chứng.

Riêng quai bị thường chỉ điếc một bên nên dễ bị bỏ qua.

1.5. Nhiễm độc tai trong:

Cơ quan Corti và thần kinh thính giác rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm độc với các thuốc, hoá chất:

Kháng sinh: streptomycin, kanamycin, quinin, Maxiton.

Hóa chất: Arsenic, oxyd carbon.

Nhiễm độc do tính mẫn cảm cá nhân, đặc biệt trẻ em, phụ nữ có thai, do thời gian sử dụng lâu, liều lượng cao.

Gây huỷ hoại tế bào lông, sau đó là triệu chứng thần kinh, cơ quan Corti. Nghe kém tiếp âm thể loa đạo đáy sau thành thể toàn loa đạo, có thể điếc nặng cả hai tai.

Nghe kém xuất hiện sớm hoặc từ từ, tăng dần.

Phòng bệnh: không rắc bột streptomycin vào tai hoặc hốc mổ tai – xương chũm.

1.6. U dây VIII:

Khối u phát triển từ bao Schwan của dây thần kinh, nằm ở hố não sau gây chèn ép thần kinh, mạch máu, nhu mô não.

Hay gặp ở tuổi trung niên.

Nghe kém thể tiếp âm, một bên, xuất hiện sớm, biểu đồ xuống thấp ở vùng tần số cao. Nghe kém tăng dần đến điếc đặc.

Lúc đầu thường kèm cơn ù tai, chóng mặt, sau xuất hiện Hội chứng ốc tai-tiền đình rõ.

Tuỳ vị trí khối u sẽ xuất hiện các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ khác hay tiểu não.

Chụp MRI cho thấy khối u.

Điều trị: Phẫu thuật.

1.7. Điếc tuổi già:

Nếu giảm nghe xuất hiện sớm hơn ở tuổi già trung bình có thể coi là bệnh lý.

Đặc điểm: điếc tiếp nhận, 2 tai, không ù tai, không chóng mặt.

Nghe giảm ở các tần số cao sau đó lan dần đến tần số thấp.

1.8. Chấn thương:

Loa đạo có thể bị chấn động, chảy máu hoặc tổn thương do tiếng nổ lớn, bom, mìn, gây nghe kém tiếp nhận đột ngột.

Nghe kém có thể mức độ nặng gây điếc hoàn toàn không hồi phục, cũng có thể mức độ vừa, giảm dần.

Điều trị: bơm Hydrocortison ở giai đoạn sớm.

  1. Bệnh tích ở thần kinh trung ương:

Tuỳ mức độ, vùng tổn thương: màng não, vỏ não vùng nghe gây nên nghe kém với mức độ, thể loại khác nhau:

Điếc lời (mất ngôn ngữ giác quan Wernicke, rối loạn cảm thụ): nghe kém 2 tai, thể tiếp nhận, thính lực âm, thính lực lời không tương xứng, nghe kém lời nặng hơn, ngưỡng nghe luôn thay đổi giữa các lần đo.

  1. Bệnh lý gen di truyền:

Câm điếc ở trẻ bẩm sinh (không học được ngôn ngữ)

Điếc tiếp âm di truyền thứ phát ở trẻ lớn, người lớn.

  1. Chẩn đoán:
  • Triệu chứng lâm sàng:

Điếc thường xuất hiện đột ngột hoặc từ từ nhưng diễn biến nhanh.

Nghe các âm cao kém hơn âm trầm

Thường hay kèm theo ù tai, chóng mặt

  • Cận lâm sàng:

Đo sức nghe đơn giản: tiếng

Âm mẫu: tam chứng ngược Bezold

Đo sức nghe hoàn chỉnh: thính lực đồ.

NGHE KÉM HỖN HỢP

  1. Nghe kém hỗn hợp nặng về dẫn truyền:

Xốp xơ tai

Xơ nhĩ – mê nhĩ

Lỏng khớp cửa sổ bầu dục

  1. Nghe kém hỗn hợp thiên về tiếp nhận:

Viêm tai khô do thể tạng.

Comments

comments

Chia sẻ
Bài trướcÁp xe tiểu não
Bài tiếp theoDị vật thực quản

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.