Hội chứng mê nhĩ có liên quan đến khoa nội, khoa thần kinh, khoa phẫu thuật thần kinh, khoa chấn thương… và các Bác sỹ của những khoa này thường hay gửi bệnh nhân đến Tai Mũi Họng để các định bệnh nhân và tìm nguyên nhân tai, mũi, họng.
Bệnh nhân đến vớichúng ta với những triệu chứng nh là chóng mặt, ù tai, điếc, nhức đầu…
Trước kia việc chẩn đoán nguyên nhân có gặp nhiều khó khăn. Bây giờ nhờ có những biện pháp thăm dò mới nh thính lực đồ (audiogramme), điện động não đồ (électronytagramme) … Chúng ta có thể trả lời tương đối chính xác và đề ra hớng điều trị cụ thể.
Hội chứng mê nhĩ được xếp thành ba loại: Hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ, hội chứng ngoại biên sau mê nhĩ và hội chứng trung ương.
1. Hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ
Trong phần đầu chúng tôi chỉ giới thiệu những nét lớn của hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ và cuối cùng sẽ minh họa cụ thể bằng hội chứng Menière.
Người ta gọi hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ vì thương tổn khu trú trong mê nhĩ tức là ở tiền đình hoặc ở ốc tai.
Hội chứng này được chia thành làm hai loại: Hội chứng mê nhĩ toàn bộ và hội chứng mê nhĩ phân ly tùy theo thương tổn toàn bộ mê nhĩ hay thương tổn một phần mê nhĩ.
1.1 HỘI CHỨNG MÊ NHĨ TOÀN BỘ
Toàn bộ mê nhĩ bị thương tổn.
Về mặt lâm sàng bệnh có thể hiện dới dạng phá hủy hoặc bị kích thích
1.1.1 Thể phá hủy.
Toàn bộ mê nhĩ ( tiền đình, ống bán khuyên và ốc tai) bị hỏng nặng. Bệnh nhân bị chóng mặt năng, ù tai, điếc, động mắt tự phát, bệnh lệch ngón tay chỉ, đứng không vững ( ngã về bên mê nhĩ bị bệnh)
Khám tiền đình có hiện tượng kích thích hoặc kích thích.
Điện động nhãn đồ: Động mắt kiểu ngoại biên hoặc không trả lời.
Thích lực đồ: Điếc kiểu tai trong ( điếc tiếp nhận) kèm theo hiện tượng đuổi kịp ( hồi thính).
Thương tổn khu trú ở một bên tai.
Nguyên nhân.
– Viêm mê nhĩ mủ do viêm tai xương chũm.
– Chấn thương : Vỡ xương đá.
– Thương tổn mạch máu: tắc mao mạch, vỡ mao mạch, xơ vữa động mạch.
– Nhiễm độc Streptomyxin, Kanamyxin, Nêômyxin, Salixylat natri, đầu giun chenopodium…
1.1.2 Thể kích thích.
Toàn bộ mê nhĩ bị thương tổ nhưng ở mức độ nhẹ cha bị hủy diệt. Các triệu chứng chủ quan ( ù tai chóng mặt, nghe kém) và triệu chứng tự phát ( động mắt Rombe, lệch ngón tay chỉ…) cũng giống nh trong thể trên.
Nhưng khi khám tiền đình thấy có hiện tượng tăng kích thích hoặc trả lời bình thường.
Thính lực phát đồ hiện vừa điếc, kiểu tai trong.
Điện động não đồ: Teo kiểu ngoại biên.
Nguyên nhân:
– Sũng nước mê nhĩ (hydropr labyrinthi) nh trong bệnh Mênie.
– Rối loạn điện giải của hội chứng và ngoài dịch.
– Chấn động mê nhĩ do chấn thương sọ não.
– Thương tổn ở cột sống cổ nh h đốt sống cổ, chấn thương đốt sống cổ.
Thí dụ điển hình ở thể này là hội chứng Mênie mà chúng ta sẽ tả ở phần sau:
1.2 HỘI CHỨNG MÊ NHĨ PHÂN LY.
Thương tổn khu trú ở một phần của mê nhĩ làm hỏng riêng lẻ chức năng thăng bằng (tiền đình) hoặc chức năng nghe ( ốc tai).
1.2.1 Hội chứng tiền đình thể phá hủy.
Triệu chứng chính là chóng mặt và động mắt theo t thế. Có thể có rối loạn thần kinh thực vật, nhưng không điếc, không ù tai.
Khám tiền đình cho thấy tai không trả lời hoặc trả lời yếu ớt. Có khi mê nhĩ không trả lời với nghiệm pháp nước lạnh nhưng lại trả lời với nghiệm pháp ghế quay.
Điện động nhãn đồ: Kiểu ngoại biên.
Nguyên nhân:
– Vỡ tiền đình do chấn thương ( vỡ vi thể)
– Rò ống bán khuyên ngoài do viêm tai xương chũm.
– Tiêm streptomyxin.
1.2.2 Hội chứng tiền đình thể kích thích.
Triệu chứng chính cũng là chóng mặt, chóng mặt từng cơn theo kiểu Mênie hoặc chóng mặt theo t thế bệnh nhân quay đầu hoặc nằm ngửa đầu, hoặc cúi đầu. Có động mắt tự phát hoặc động mắt theo t thế. Không ù tai, không điếc.
Khám tiền đình cho thấy phản ứng quá kích thích hoặc phản ứng bình thường.
Điện đồ nhãn thể ngoại biên.
Nguyên nhân:
– Chấn động mê nhĩ do chấn thương sọ.
– Co thắt động mạch tai trong.
– Phù nề tai trong do dị ứng.
1.2.3 Hội chứng ốc tai ( Hội chứng loa đạo).
Thương tổn khu trú ở ốc tai.
Bệnh nhân bị điếc kiểu tai trong, có hiện tượng đuổi kịp (recrutement), hiện tượng nghe đôi (diplacousie), có cảm giác đầy tai, cảm giác đau khi nghe to. Nghiệm pháp suy thái TDT (Tone decay test) của Carhart dơn tính, tức là ngỡng thính lực sụt ( dới 20 dêxiben trong một phút: Relapse I). Trên thính lực đồ chúng ta thấy cốt đạo xấu và sụp xuống ở vùng tần số cao hoặc bị gián đoạn.
Bệnh nhân không có chóng mặt, không có động mắt, không có triệu chứng thần kinh thực vật.
Nguyên nhân:
– Co thắt mao mạch.
– Vỡ ốc tai do chẫn thương sọ.
– Nhiễm độc do dihydrosttreptomyxin.
– Chấn thương âm thanh.
– Dị ứng.
– Rối loạn điện giải của nội dịch, ngoại dịch.
– Viêm nhiễm do virut hoặc vi trùng.
1.3 HỘI CHỨNG MÊNIE (Méniére)
Để minh họa cụ thể hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ , chúng tôi xin tả một hội chứng Mênie là ta thường hay gặp ở phòng khám. Hiện nay có tác giả gọi hội chứng này là bệnh Mênie và cho rằng nguyên nhân đã được xác minh (xem nguyên nhân).
Hội chứng Mênie là một hội chứng mê nhĩ toàn bộ, thể kích thích. Gồm có ba triệu chứng chính: Chóng mặt,ù tai và điếc.
1.3.1 Chóng mặt.
Chóng mặt ( gay cảm giác mất thăng bằng) là triệu chứng không hề thiếu và chính nó làm cho ngời bệnh đến với thầy thuốc .Chóng mặt gồm có ba cảm giác.
1.3.1.1 Cảm giác di chuyển.
Bệnh nhân thấy đồ đạc chung quanh mình chạy qua trước mặt (chóng mặt khách quan) hay có cảm giác rằng bản thân bị đu đa qualại , bin quay tròn ( chóng mặt chủ quan).
Đôi khi bệnh nhân có cảm giác bị rơi từ trên cao xuống hoặc cảm giác bập bềnh nh ngồi trên thuyền bị sóng đa nên đa xuống.
1.3.1.2 Cảm giác khó chịu nh say sóng:
Buồn nôn, nôn, toát mồ hoi, tái xanh, mạch nhanh, xu hớng xỉ.
1.3.1.3 Cảm giác hồi hộp.
Bệnh nhân ở trong tình trạng lo âu, lúc nào cũng sợ ngã, sợ cơn chóng mặt tái diễn. Khi ngồi thì bán chặt vào ghế , khi đứng thì bám chặt lấy tường hoặt cột. Ngời bệnh cử động chậm chạp và rất thận trọng , đi từng bước nhỏ , quay ngời từ từ…
1.3.2 Ù tai.
Ù một tai hoặc hai tai tiếng kêu có thể nh tiếng sáo , tiếng còi hoặc trầm nh tiếng say thóc. ù tai có xu hớng trở thành thường xuyên , cón hiều lúc ít.Nếu ù tai tăng ,đó là triệu chứng báo hiệu rằng sắp có cơn chóng mặt.
1.3.3 Điếc.
Có thể điếc kiểu tai trong hoặc điếc hỗn hợp nặng về tai trong. Nếu điếc tai trong ( điếc tiếp nhận) thì chúng ta thấy có hiện tượng đuổi kịp (hồi thính), cốt đạo xấu hơn khí đạo, khoảng cách phân biệt giữa cốt đạo tương đối và cốt đạo tuyệt đối vẫn tồn tại. Đường biểu diễn cốt đạo bị chúc xuống ở âm cao . Đường biểu diễn của khí đạo nằm ngang.
Nếu là điếc hỗn hợp thì dần dần về sau nó cũng biến thành điếc tai trong do thương tổn hạch xoắn.
Mức độ điếc có thể thay đổi với thời gian , có lúc tăng lúc giảm nhưng nó nói chung là ngày càng tăng.
Bệnh nhân bị điếc một tai hoặc hai tai nhưng bao giờ thính lực của hai bên cũng không bằng nhau.
1.3.4 Soi tai:
Màng nhĩ nói chung là bình thường trừ một số ít trường hợp trong đó màng nhĩ có vẻ xơ hóa hoặc lõm vào trong do tắc vòi Ơxtasi (cán búa nằm ngang, mẫu ngắn xương búa nhỏ ra).
1.3.5 Khám tiền đình.
Hội chứng Mênie diễn biến từng cơn, ngòai những cơn kịch phát bênh nhân sống gần nh bình thường.
1.3.5.1 Trong khoảng thời gian ổn định
khám bệnh nhân vào lúc này chúng ta sẽ thấy không có động mắt tự phát, không lệch ngón tay tự phát, nghiệm pháp Romberg âm tính, nghiệm pháp Babinski – ven cũng bình thường, nghiệm pháp Radơmake Garxin cũng âm tính, hiện tượng Foa và Thêvơna bình thường.
Nhưng nếu nhìn thật kỹ sẽ thấy dáng đi của bệnh nhân hơi lỡng lự, cách quay ngời về phía sau có vẻ ngượng nghịu. Không nhanh nh ngời bình thường.
Khám tiền đình: Trong thể đau dây thần kinh tức là mới bị, các trả lời đều bình thường chỉ có cảm giác chóng mặt là mạnh và đôi khi có kèm theo xanh tái buồn nôn.
Trong thể viêm dây thần kinh tức là đã bị từ lâu thì có hiện tượng kém kích thích, đối với bên tai bệnh phải bơm đến 60-100cm3 nước lạnh 20o mới có động mắt; hoặc lúc quay ghế thì thời gian động mắt của hai bên đều là 15 giây. Khi thử bằng điện một chiều thì thấy các ngỡng kích thích đều tăng lên.
Điện động nhãn đồ cho thấy đường biểu đồ đều đặt, biên độ rộng, tần số vừa phải, nói len hộ chứng ngoại biên.
1.3.5.2 Trong cơn kịch phát.
Bệnh nhân nằm nghiêng về hớng giật mắt nhanh, không dám cử động vì sợ chóng mặt tăng và nôn mửa. Họ sợ ánh sáng và tiếng động.
Nhìn mắt thấy có động mắt tự phát theo chiều ngang xoay ở mức độ 2 hoặc 3.Trong trường hợp mê nhĩ bị hủy hoại thì động mắt đập về phía tai lành (tai không điếc). Trong trường hợp mê nhĩ bị kích thích thì động mắt có thể đập về phía tai bệnh.
Ngón tay chỉ lệch tự phát về phía giật chậm của động mắt.
Các nghiệm phát khác đều khó thực hiện vì bệnh nhân không ngồi dậy được .
1.3.6 Đo thính lực.
Các tần số của khí đạo đều bị giảm do đó biểu đồ là một đường nằm ngang. Sự giảm thính lực đột ngột ở ngời bị bệnh Mênie có ý nghĩa là cơn chóng mặt sắp đến.
Hiện tượng đuổi kịp luôn luôn có mặt.
Hiện tượng nghe đôi cũng thường có mặt.
Ngỡng trên của thính thường bị hạ xuống (14.000 chu kỳ).
1.3.7 Triệu chứng phụ.
ở một bệnh nhân có những triệu chứng phụ sau đây:
– Nhức đầu: Đau ở trán hoặc ở vùng chẩm và hết cùng một lúc với chóng mặt.
– Rối loạn vận mạch: Da mặt nóng và đỏ từng cơn.
Biến diễn:
Bệnh biến diễn từng cơn và có lúc yên lặng trong một thời gian, một hai tuần hoặc một hai tháng.
Cơn chóng mặt đầu tiên bao giờ cũng dữ dội, nhưng những lần sau cơn chóng mặt thường nhẹ hơn. Hội chứng Mênie có xu hớng tự khỏi: Khỏi vì mê nhĩ được lành bệnh hoặc bị hủy diệt.
Triệu chứng chónh mặt có thể hết nhưng ngời bệnh vẫn bị ù tai nghe kém. Trong một số ít trường hợp chóng mặt kéo dài làm cho bệnh nhân rất khó chịu.
1.3.8 THỂ LÂM SÀNG
1.3.8.1 Thể chảy máu:
Do vỡ động mạch tai trong và kèm theo hủy hoại mê nhĩ mềm toàn bộ và vĩnh viễn. Cơn chóng mặt chỉ xẩy ra một lần và tai bệnh sẽ điếc mãi mãi.
1.3.8.2 Thể bán phần:
Trong thể này một trong ba triệu chứng chính của hội chứng bị lu mờ. Triệu chứng thường bị lu mờ đó là triệu chứng điếc…. bệnh nhân chỉ có chóng mặt và ù tai nhưng không điếc. Nhưng nếu làm thính lực đồ sẽ thấy chứng năng nghe bị thương tổn nhẹ.
1.3.8.3 Chóng mặt của Lecmoayê (Lermoyez).
Trong thể này bệnh nhân đã bị điếc tai trong từ trước, đột nhiên bị hôm bệnh nhân bị chóng mặt rồi nghe rõ trở lại. Lecmoayê giải rằng bệnh nhân điếc vì co thắt động mạch tai trong. Đột nhiên động mạch giãn ra làm cho máu tràn đột ngột vào mê nhi. Mê nhĩ lúc đầu bị choáng và sau đó phục hồi lại chức năng cũ.
1.3.8.4 Hội chứng Meniere cũ.
Với thờigian hội chứng Meniere có những thay đổi sau đây. ở cốt đạo các tần số cao bị điếc nặng, còn khí đạo thì nằm thẳng đến tần số 2.000 rồi tụt xuống ở các tần số cao.
Ù tai vẫn còn, nhưng không mạnh như trước . Nghiệm pháp nước lạnh cho biết rằng tai bệnh nhân bị kéo kích thích.Nghiệm pháp ghế quay cho thấy rằng thời gian động mắt ở hai bên đồng đều : 15 giây.
Nói chung trong hội chứng Mênie cũ các phản xạ mê nhĩ đều giảm. Ngời ta gọi đây là thể viêm dây thần kinh (forme névralgique) tức là bệnh nhân còn mới, trong đó các phản ứng mê nhĩ đều bình thường hoặc hơi tăng một chút.
1.3.9 CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng nh chóng mặt , ù tai và điếc, xảy ra từng cơn. Giữa hai cơn chóng mặt , bệnh nhân đi lại được và sống gần như bình thường tuy rằng có nghe kém. Đo thính lực phát hiện điếc tai trong hoặc điếc hỗn hợp nặng về tai trong cả hai bên, một bên nhiều một bên ít, đường đo biểu nằm ngang.
Khám tiền đình cho thấy có hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ. Điện đồ động mắt (életronytagmogramme) cũng khẳng định là hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ.
Hiện nay ngời ta còn dùng biện pháp thẩm thấu với glyxerin làm giảm tạm thời áp lực của ngoại dịch trong mê nhĩ của bệnh Menière và làm cho tai nghe rõ lại.
Cách làm: Đo thính lực trước khi tiến hành nghiệm pháp. Sau đó cho uống 50g đến 70g (1,5g/kg cơ thể) glyxerin vào buổi sáng, bụng đói. Một giờ sau và ba giờ sau ngời ta đo thính lực lại , nếu thính lực tăng lên 15dB ở các tần số 250,500, 1.000 thì diện pháp dương tính tức là có hội chứng Menière.
Chẩn đoán phân loại: Trước tiên phải loại ra các hội chứng ngoại biên sau mâ nhĩ (u dây VIII, viêm màng nhện – ổ hố cầu tiểu não), hội chứng trung ương (u cầu não, u tiểu não, xơ từng mảnh) bằng cách khám tiền đình và làm điện đồ động mắt.Sau khi khẳng định đúng là hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ thì loại nốt các nguyên nhân khác như: Chân thương, h đốt sống cổ (hội chứng cổ), xơ vữa động mạch, nhiễm độc…
1.3.10 NGUYÊN NHÂN
Ngày nay ngời ta có xu hớng gọi hội chứng Menière mà nguyên nhân là sũng nước mê nhĩ (hydrops labyrinthi). Sũng nước mê nhĩ có thể do rối loạn vận mạch , do rối loạn sản xuất và tiêu tháo nội dịch, do dị ứng , do rối loạn điện giải của nội dịch và ngoại dịch.Sự tăng áp lực của nội dịch làm giãn ống ốc tai, phình cầu nang và xoang nang.
1.3.11 ĐIỀU TRỊ
1.3.11.1 Điều trị bệnh chứng trong cơn chóng mặt.
Bệnh nhân đang bị chóng mặt nặng, nôn mửa, nằm yên không dám cử động.
– Bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía động mắt.
– Tiêm atropin 1/4mg, tiêm dới da từ 3-4 ống.
– Tiêm dung dịch glucoza 30% 20ml vào tĩnh mạch hoặc tiêm nhỏ giọt 250ml vào tĩnh mạch.
– Hoặc tiêm novocain 1% 10ml vào tĩnh mạch thận chậm.
– Tiêm aminazin 25mg (largactil) vào bắt thịt.
– Uống gacdenal 0,05g,cách 3 giờ một lần, mỗi ngày 6 lần.
1.3.11.2 Điều trị nguyên căn bằng thuốc.
ít khi chúng ta tìm ra được căn nguyên vì vậy phải mò mẫm dùng thử thuốc này đến thuốc khác.
- Giảm khối lượng nội dịch.
– Hạn chế uống nước, không ăn chanh, kiêng muối NaCl.
– Thay thế trong thức ăn muối NaCl bằng muối KCl và AmCl mỗi ngày 3gam trong vài tháng.
– Uống thuốc tẩy muối SO4Na2.
– Thuốc tiểu lợi: Fonurit hoặc Diamox viên 250mg, mỗi ngày 1 viên trong 7 ngày , sau đó nửa viên trong 14 ngày.
– Tiêm dung dịch gluoza u trương 30% 20ml vào tĩnh mạch hoặc dung dịch NaCl u trương 15% 20ml vào tĩnh mạch trong 10 ngày nếu áp lực của động mạch võng mạc trung ương cao hơn bình thường.
- Thuốc giãn mao mạch.
– Divascol: ống 10mg; ngày 2 ống vào bắp hoặc viên 25mg ngày 3 viên.Có thể thay bằng nicyl: mỗi ngày 2 ống hoặc 4 viên.
– Axecolin ống 0,20g, tiêm tĩnh mạch ngày 2 ống.
– Papachin viên 0,04g (papavêrin +quinin) ngày 3 viên.
– Histamin: truyền tĩnh mạch 20 giọt trong 1 phút (250ml dung dịch nước muối NaCl đẳng trương có thêm 1mg hitamin).
– Rutovincine (rudin và vừa cạn), viên 0,02mg của Pháp , mỗ ngày uống 3 viên trong 3 tháng.
- Thuôc tác dụng vào thần kinh thực vật.
– Adrenalin 1‰, ngậm 1ml với 1 thìa đường kính, sáng 1 lần tối 1 lần.
– Atropin 1‰ uống từ X đến XX giọt trước bữa ăn.
– Hydergin (Pháp) uống XV giọt 3 ngày lần (gây liệt giao cảm).
– Redergam (hungari): ống 0,3mg tiêm bắp.Dung dịch: uống XXX giọt, 1 ngày 3 lần ( gây liệt giao cảm).
– Pilocarpin: ống 0,01g tiêm vào dới da ngày một lần, ngày đầu nửa ống về sau tiêm cae ống (tăng phó giao cảm).
– Novocain 1% 10ml tiêm chậm vào tĩnh mạch.
- Thuốc chống chóng mặt ( ức chế tiền đình).
– Aeron ( Liên Xô) viên 0,1mg ngày 2 viên.
– Torécan (Pháp) viên 10mg ngày 2 viên.
– Bellasecal viên 0,3mg, ngà uống 3 viên.
– Neo secatropin ngày uống 3 viên.
- Thuốc an thần.
Méprobamate (équanil) viên 0,40mg, ngày uống 2 viên.
– Chlorpromazin (aminazin) viên 25mg, ngày 2 viên.
– Diazépam (valium) viên 0,05mg, ngày uống 2 viêm.
- Thuốc chống dị ứng.
– Prednisolon 5mg, ngày 4 viên.
– AH3, Promethazin 50mg, ngày 2 viên.
1.3.11.3 Điều trị bằng phẫu thuật.
- Rạch túi nội dịch ở mặt sau xương đá theo phương pháp Portmann hoặc phương pháp W.House. Bệnh nhân sẽ hết chóng mặt và có thể nghe rõ trở lại.
- Cắt dây thần kinh tiền đình ở hố cầu tiểu não qua kính hiển vi phẫu thuật.
- Đục khóet mê nhĩ : Bệnh nhân sẽ hết chóng mặt nhưng bị điếc.
- Phẫu thuật mở cầu nang xuyên qua xương bàn đạp theo kiểu Van Fick ( mở tạm thời) hoặc kiểu tack operation (lu kim vĩnh viễn).
- Phẫu thuật Arslan: Cảm ứng thẩm thấu với muối NaCl đặt ở cửa số tròn
Hiện nay ngời ta đang nghiên cứu dùng siêu âm (ultrason) và đốt lạnh (eryocautère) để điều trị chóng mặt.
2. HỘI CHỨNG NGOẠI BIÊN SAU MÊ NHĨ
Trong hội chứng sau mê nhĩ, bệnh tích khu trú ở dây thần kinh VIII, ở hạch Scacpa hoặc dây thần kinh tiền đình. Ngời ta chia hội chứng này ra ba thể: Thể viêm dây thần kinh, thể rễ và thể nhân. Trong hai thể đầu, bệnh tích khu trú ở ống tai trong, ở hố cầu tiểu não và làm thương tổn trực tiếp dây VIII.
2.1 THỂ VIÊM DÂY THẦN KINH.
2.1.1 Triệu chứng.
Mới nhìn sơ qua thấy bệnh nhân có những triệu chứng chóng mặt, ù tai, điếc giống nh hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ, nhưng khi khám kỹ sẽ thấy có thêm những triệu chứng khác nhau nh:
– Nhức đầu liên tục trong vùng đỉnh chẩm.
– Loạn cảm ở nửa bêm mặt , ở tai: Cảm giác bì bì/.
Điểm đáng chú ý ở đây là triệu chứng diếc. Thính lực đồ cho thấy là điếc tai trong. Nghiệm pháp suy tháo TDT của Carhart dương tính: ngỡng tụ trên 20 đêxiben trong một phút (Relapse II). Không có hiện tượng đuổi kịp ( hồi thính). Trên thính lực đồ tự động xuất hiện đường biểu đò kiểu III hoặc IV của Bekesy – Jêgr.
Khám tiền đình cho kết quả: Quá kích thích hoặc giảm kích thích tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Điệm động nhãn đồ: Kiều ngoại biên.
2.1.2 Nguyên nhân:
2.1.2.1 Viêm dây thần kinh mê nhĩ (neurolabyrinthite) giang mai:
Biến diễn từng đợt trong đó hiện tượng đuổi kịp có thể có mặt (do có thương tổn ốc tai kèm theo). BW dương tính, tăng protein và tế bào trong nước não tủy. Khám tiền đình cho thấy hiện tượng mất phản ứng với nước lạnh nhưng còn phản ứng với ghế quay.
2.1.2.2 Viêm màng não:
Hội chứng mê nhĩ xuất hiện sau viêm màng não do não mô cầu hoặc viêm màng não lao ( viêm màng não dây thần kinh – méningi- névrite).
Kết quả khám tiền đình.
2.1.2.3 Viêm dây thần kinh VIII do Virut:
Cúm, quai bị, Zona, bệnh sốt ricke-ttsia…
Quai bị hay gây ra thương tổn ốc tai riêng lẻ.
Còn zona thì gây ra hội chứng tiền đình phân ly trong đó khám tiền đình cho thấy hiện tượng giảm kích thích.
2.1.2.4 Một số chất độc
như chì, ôxyt, cacbon, thuốc lá gây ra hội chứng tìên đình phân ly thể phá hủy. Rượu gây ra hội chứng tiền đình phân ly thể kích thích.
2.2 THỂ RỄ.
2.2.1 Triệu chứng:
Bệnh nhân cũng có triệu chứng gần giống nh hội chứng ngoại biên trong mê nhĩ, chóng mặt, ù tai, điếc, nhưng khi hỏi kỹ chúng ta phát hiện thêm những triệu chứng thần kinh đại cương, triệu chứng vùng cầu tiểu não và triệu chứng tiền đình trung ương.
2.2.1.1 Triệu chứng thần kinh đại cương.
– Nhức đầu: Đau liên tục ở vùng chẩm với những cơn cực điểm . Chỗ này khác với hội chứng Mênie trong đó bệnh nhân chỉ đau đầu trong cơn chóng mặt, ngoài cơn họ không đau.
– Cơ gáy hơi căng: Bóp cơ gáy hơi đau.
Chọc dò tủy sống cho thấy nước não tủy bình thường. Đáy mắt bình thường.
Trước bệnh cảnh đó chúng ta phải chụp điện theo t thế Stenvers hoặc Towne – Vincent để xem ống tai trong: ống tai trong giãn rộng.
2.2.1.2 Triệu chứng thần kinh cầu tiểu não.
Bệnh nhân vẫn đi lại được nhưng có cảm giác đi không vững lắm. Triệu chứng chức năng về tiều não không rõ rệt.
Trái lại sự rối loạn về trương lực cơ khá rõ. Chúng ta có thể thể hiện triệu chứng đó bằng nghiệm pháp Foa và Thênơva.
Thương tổn ở dây thần kinh tam thoa được thể hiện bằng sự mất cảm giác của giác mạc. mất vận động của cơ chân bớm(đa cằm qua lại),cảm giác bì bì ở nửa mặt.
Dây thầy kinh mặt tuy là ở cạnh dây VIII nhưng chỉ bị se liệt nhẹ. Sự bài tiết nước mắt có giảm ở bên bệnh( làm nghiệm pháp nước mắt Schirmer nh đã nói ở bài liệt dây thần linh mặt).
Dĩ nhiên là những triệu chứng về ốc tai nh ù tai, điếc đều có nhưng ở nhưng không ở cùng mức độ.Vì bệnh nhân chỉ điếc một bên nên họ ít chú ý , trái lại sự ù tai làm cho họ khó chịu nhiều hơn và vì thế họ đi khám bệnh.
2.2.1.3 Triệu chứng tiền đình.
Những triệu chứng tiền đình không có tính chất hoàn toàn trung ương nhưng nó cũng không hòan toàn ngoại biên.
Động mắt tự phát kiểu ngoại biên có thể gặp ngoài cơn bốc phát (trong Méniére thuần túy, động mắt tự phát chỉ thấy trong cơn chóng mặt).
Ngón tay chỉ lệnh về bên bệnh.
Nghiệm pháp Romberg; nhất là Romberg nhạy cảm , làm cho ngời ốm ngã về bên tai bệnh.
Nghiệm pháp thích nghi Radơmarke- Gacxin, trong trường hợp điểm hình, có thấy thiếu phản xạ thích ứng.
Nghiệm pháp nước lạnh cho thấy rằng bên tai bệnh có hiện tượng kém kích thích và ở t thế Brunings III không có mắt xoay.
Các nghiệm pháp ghế xoay hoặc điện một chiều cũng chứng tỏ rằng mê nhĩ kém kích thích hoặc mất kích thích.
Điện đồ não: Nói chung đường biểu đồ theo kiểu ngoại biên nhưng đôi khi có vài biến dạng kiểu trung ương.
2.2.2 Nguyên nhân.
Có ba nguyên nhân lớn: Viêm màng nhện, u ở góc cầu tiểu não ở giai đoạn đầu và màng não.
2.2.2.1 Viêm màng nhện.
Có ba viêm màng nhện.
– Thể giả khối u có đầy đủ các triệu chứng của khốiu ( nh nhức đầu, chóng mặt, tăng áp lực nội sọ)
– Thể kén (u nang) với triệu chứng chóng mặt là chính…
– Thể dinh với triệu chứng đau đầu là chính, trường hợp sau viêm tai xương chũm mạn tính đã mổ.
2.2.2.2 Khối u góc cầu tiểu não trong thời kỳ đầu.
Trong thời kỳ đầu ù còn nhỏ nên các triệu chứng hành não cầu não cha có, mà chỉ thấy triệu chứng mê nhĩ nh ù tai, điếc, chóng mặt ( xem bài u dây thần kinh VIII).
2.2.2.3 U màng não:
Hiếm có.
2.3 THỂ NHÂN:
– Thương tổn khu trú ở nhân tiền đình tại vùng hành não cầu não. Nhân của thần kinh ốc tai không bị thương tổn. Đâu là một hội chứng phân ly, không có điếc mà ngời ta còn gọi là viêm nơron tiền đình (neuronite vetibubaire).
Cơn chóng mặt xuất hiện đột ngột và ngắn hạn có kèm theo động mắt tự phát thể ngang thuần túy hoặc thể xoay đập về bên lành. Mỗi lần bệnh nhân đổi t thế của đầu hoặc thân thể thì chóng mặt bà động mắt xuất hiện.
Bệnh nhân không nôn.
Khám tiền đình thấy có hiện tượng giảm kích thích. bệnh thường kéo dài và ba tháng.
2.3.1 Nguyên nhân:
– Virut: Dịch cúm.
– Nhiễm độc: ôxyt, cacbon, chất benzon.
– Dị ứng.
2.4 ĐIỀU TRỊ
Điều trị hội chứng sau mê nhĩ gồm có hai phần; Điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.
2.4.1 Điều trị triệu chứng chóng mặt.
Dùng các loại thuốc chóng mặt, thuốc an thần kinh, thuốc điều chỉnh cơ giãn mao mạch (xem điều trị hội chứng Ménière)
2.4.2 Điều trị nguyên nhân:
Dùng kháng sinh chống viêm.
Dùng thuốc chống giang mai nếu do giang mai.
Loại bỏ chất độc đối với nhiễm độc.
Thuốc chống dị ứng đối với dị ứng.
Phẫu thuật đối với u, cắt bỏ u dây VIII, gỡ dính màng nhện, cắt bỏ u màng não ( thuộc phạm vi khao phẫu thuật thần kinh).
3. HỘI CHỨNG MÊ NHĨ TRUNG ƯƠNG
Trong hội chứng mê nhĩ trong ương thương tổn có thể hành não , cầu não, tiểu não, cuốn não, não trung gian hoặc ở đại não , hoặc những đường liên lạc giữa các nhân đó.
3.1 TRIỆU CHỨNG
Ngời ta xếp hội chứng mê nhĩ trung ương ra làm hai loại lớn tùy theo phản ứng của tiền đình: hội chứng suy giảm và hội chứng kích thích.
3.1.1 Hội chứng suy giảm.
Chúng ta nghiên cứu các triệu chứng tự phát và các dấu hiệu được gợi ra:
3.1.1.1 Triệu chứng tự phát.
Động mắt tự phát ở mức độ II ( xuất hiện khi nhìn thẳng về phía trước) hoặc mức độ III ( khi nhìn sang phía giật chậm) có tính chất thuần túy nghĩa lag hoặc đơn thuần ngang hoặt đơn thuần xoay, hoặc đơn thuần đứng. Động mắt có những đặc tính sau đây.
– Đa hướng: Đập về bên phải nếu nhìn sang bên phải , đập về bên trái nếu nhìn sang bên trái ,đập đứng, nếu nhìn bên trên hoặc xuống dới.
– Không hài hòa: Động mắt khống chế (nystagmus prédominant) tức là động mắt không nhìn thẳng về phía trước, đập về phía tai bệnh ( hoặc tai trả lời kém).
– Sự u thế của thì giật chậm.
– Động mắt kéo dài vô hạn định và có thể đổi hớng với thời gian.
– Ngón tay lệch về phía mê nhĩ bệnh (chỉ có một ngón bên bệnh lệnh hớng).
– Nghiệm pháp Romberg và Babinski -Ven thường không làm được vì bệnh nhân không đứng vững.
– Phản ứng thích nghi: Bệnh nhân mất phản ứng thích nghi Radơmaker -Garxin.
3.1.1.2 Dấu hiệu được gợi ra:
Đặc điểm của những dấu hiệu được gợi ra là thiếu sót, từng mảnh, không hài hòa.
Thiếu sót: khi bị kích thích mê nhĩ trả lời thiếu sót một số yếu tố nh là thiếu động mắt hoặc thiếu lệch hớng ngón tay hoặc thiếu cảm giác chóng mặt.
Từng mảnh: Thiếu chi tiết trong mỗi yếu tố. Thí dụ: Trong yếu tố động mắt không có chi tiết xoay tròn. Chỉ có đập ngang, hoặc thiếu giật nhanh chỉ cí giật chậm, hoặc chỉ có một tay bên lành bị lệch hớng còn tay bên lệch đứng yên (tuy rằng tay bên bệnh có lệch hớng tự phát).
Không hài hòa: Phản ứng trai ngược với chiều hớng thường lệ khi so sánh với ngời bình thường:
– Động mắt tự phát về tai mà tiền đình không trả lời.
– Ngón tay chỉ lệnh về phía không bơm nước lạnh.
– Ngả ngời về một hớng nhất định bất cứ dùng nghiệm pháp gì .
Điện đồ động mắt kiểu hội chứng trung ương với những dị dạng của đường biểu đồ nh biên độ bé, tần số lớn, giật từng tràng, giật rời rạc, định chẽ đôi, hình mác…
3.1.2 Hội chứng quá kích thích.
3.1.2.1 Triệu chứng tự phát:
Có một triệu chứng quan trọng là sự mất thăng bằng khá nhiều, nghiệm pháp Romberg dương tính mạnh.
Động mắt tự phát khi có khi không, nếu có thì chỉ thấy trong vị trí cực đoan của nhãn cầu .
Hai ngón tay trỏ có thể chệch hớng nhưng cả hai đều lệch về một bên. Phản ứng thích nghi Radơmaker – Gacxin bình thường.
3.1.2.2 Dấu hiệu được gợi ra:
Các nghiệm pháp mê nhĩ cho thấy có sự quá kích thích rõ rệt.
Nghiệm pháp nước lạnh: Động mắt ngang rất mạnh , kéo dài trong nhiều phút, có động mắt xoay ở t thế Brunings III.
Hai ngón tay chỉ cùng lệch.
Nhưng lại thiếu cảm giác chóng mặt tức là phản ứng không đầy đủ. Không có phản ứng từng mảnh, không có mất sự hài hòa.
Điện động nhãn đồ: Kiểu trung ương .
Các nghiệm pháp quay tròn hay điện một chiều cũng cho kết quả tương tự tức là gần nh bình thường.
Như vậy triệu chứng của thể quá kích thích khá nghèo nàn.
3.2 VỊ TRÍ CỦA THƯƠNG TỔN
Sự có mặt của các triệu chứng kể trên được gắn liền với vị trí của thương tổn. Tùy theo vị trí các triệu chứng sẽ khác nhau.
3.2.1 Thương tổn ở vào đúng vùng các nhân tiền đình:
chúng ta sẽ có hội chứng kém kích thích rõ rệt:
Nếu thương tổn ở thấp ( vùng hành não) sẽ có động mắt quay về phía bệnh.
Nếu thương tổn ở vùng giữa (cầu não) sẽ có động mắt ngang về phía đối lập.
Nếu thương tổn ở vùng cao (cuốn não, trung não) sẽ có động mắt đứng.
Kết quả của các nghiệm pháp tiền đình và hớng lệch của ngón tay chỉ cho phép chúng ta tìm ra bên bệnh vì bên tai bệnh phản ứng kém và ngón tay chỉ cũng lệch về bên ấy.
3.2.2 Thương tổn ở cạnh các nhân tiền đình.
Trong trường hợp này các nhân tiền đình không bị tiêu hủy mà chỉ bị chèn ép. Do đó trên lâm sàng có hội chứng vừa quá kích thích vừa kém kích thích.
Những dẫu hiệu được gợi ra thì gần nh bình thường hoặc quá kích thích còn các triệu chứng tự phát thì rõ ràng kém kích thích.
3.2.3 Thương tổn ở xa nhân tiền đình.
Nhứng thương tổn này hoặc gây ra một vài triệu chứng tiền đình không đáng kể hoặc gây ra hội chứng quá kích thích nghĩa là không có triệu chứng tiền đình rõ rệt. Thí dụ: Thương tổn thùy sau của tiểu não ở xa các nhân tiền đình.
3.3 BẢN CHẤT CỦA THƯƠNG TỔN
Các nghiệm pháp khám mê nhĩ chỉ có thể cho biết vị trí của thương tổn nhưng vì có một số bệnh thường hay chiếm một vị trí nhất định nên chúng ta có thể phỏng đoán bản chất của thương tổn nếu biết được vị trí của nó.
3.3.1 Ở hố tiểu não.
- U dây thần kinh góc cầu tiều não với IV giai đoạn phát triển của nó: Giai đoạn ốc tai tiền đình, giai đoạn thần kinh, giai đoạn tăng áp lực và giai đoạn cuối cùng.
Các triệu chứng trung ương bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn thứ II (giai đoạn thần kinh) khi u đã to và tác hại vào thân não và tiểu não. Đến giai đoạn thứ III và thứ IV các triệu chứng này các rõ rệt thêm .
Xem bài u dây thần kinh số VIII.
- U tiểu não hay apxe tiểu não được xếp làm hai loại. Loại trước ở gần não nhất thứ t cho một hội chứng trung ương suy kém. Loại ở phía sau (vùng vỏ bán cầu tiểu não) ít gây ra hoặc không gây ra triệu chứng mê nhĩ. Loại u ở gần các trung tâm nhưng không tiêu hủy trung tâm sẽ có những triệu chứng hỗn hợp: Triệu chứng tự phát thì có tính chất suy kém, dấu hiệu được gọi ra thì có tính chất quá kích thích . Hơn nữa có sự phân ly giữa các triệu chứng ốc tai và triệu chứng tiền đình: Bệnh nhân có chóng mặt nhưng không bị điếc,
- U hành não cầu não. Triệu chứng ốc tai có thể ở cùng bên hoặc ở bên đói diện tùy theo vị trí thương tổn ở trên hay dới chỗ bắt chéo. Về triệu chứng tiền đình chúng ta có thể thấy hội chứng suy kém hoặc hội chứng quá kích thích.
Những bệnh tích ở đây thường thuộc về loại u củm, u thần kinh đệm hoặc thương tổn mạch máu như hội chứng Wallenberg do tác động mạch tiểu não sau và dới.
Hội chứng Wallenberg gồm có triệu chứng giao bên: bên bệnh mất cảm giác nửa mặt, liệt màn hầu, liệt họng, liệt thanh quản, liệt giao cảm, rối loạn tiểu não, bên lành mất cảm giác ở thân và chi.
- U ở các củ sinh t: Hai củ sinh t sau là trung tâm phản xạ của thính giác. U ở đây sẽ gây ra động mắt tự phát đứng. Thời gian cốt đạo bị rút ngắn ngỡng dới của thính trường bị đa lên.
3.3.2 U ở tầng giữa và tầng trước.
U ở trên lều tiểu não làm thương tổn các đường liên lạc giữa các trung tâm tiền đình với các nhân xám dới vỏ não. Bản chất của thương tổn thường là gliom hoặc chảy máu não.
Tác hại của những thương tổn này đối với tiền đình kín não và vấn đang còn đang được nghiên cứu và thuộc về lĩnh vực của khoa thần kinh.
3.3.3 Các bệnh của thần kinh trung ương:
Có một số bệnh của thần kinh trung ương không gây ra tăng áp lực nội sọ nhưng có thể tạo ra một hội chứng mê nhĩ trung ương.
– Xơ từng mảng (sclérose en plaques) với triệu chứng bại liệt cứng chi dới, rung tay, động mắt, mất thăng bằng.
– Rỗng hành não (Syringobulbie) với các triệu chứng: Bại liệt thể cứng, mất cảm giác đau, mất cảm giác nóng lạnh, teo cơ ở chi trên , ở cổ và ở ngực, liệt màn hầu, động mắt, chóng mặt.
Tabet (Tabés) với các triệu chứng: thất điều, mất phản mê nhĩ, điếc, mất phản xạ đồng tử Argyll-Roberson, mất cảm giác ,rối loạn dinh dỡng ở chi.
Bệnh Friedreich (bệnh thất điều gia truyền) với các triệu chứng: đi xiêu vẹo, khó nói, rung hữu ý, mất phản xạ gân, biến dạng bàn chân và động mắt.
Những bệnh này rất khó điều trị hoặc không điều trị được.