1. Tràn khí:
Thường xuất hiện sau phẫu thuật 1 ngày.
Khí có thể vào qua đường rạch da đóng không kín hoặc bị hở dẫn lưu.
Tràn khí có thể nguy hiểm nếu có sự thông thương giữa vết mổ vùng cổ với lỗ mở khí quản vĩnh viễn, trường hợp này ngoài tràn khí còn có thể có dịch tiết gây nhiễm trùng vết mổ.
Cần phát hiện sớm vị trí rò, đóng vết mổ cẩn thận trong khi phẫu thuật.
2. Chảy máu:
Thường xuất hiện sớm ngay sau phẫu thuật.
Máu có thể chảy từ những mạch máu nhỏ ngay dưới da.
Xử trí: đốt hoặc thắt mạch, tiêm thuốc tê có epinephrine.
Có thể không chảy ra ngoài mà tạo thành cục máu đông làm sưng phồng vạt da: dẫn lưu khối máu tụ.
Nếu máu chảy rỉ rả, liên tục, khối máu tụ xuất hiện lại nhanh: đưa bệnh nhân vào phòng mổ, mở lại vết mổ, lấy khối máu tụ, kiểm soát chảy máu.
3. Nhiễm khuẩn:
Tụ máu
Do rò họng
Do dụng cụ
Khoảng chết
Hở vết thương
Nhiễm trùng được ngăn chặn tốt nhất bằng cách thăm khám trước mổ cẩn thận nhằm loại bỏ các nhiễm trùng tiềm tàng. Tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, loại bỏ mô hoại tử, máu đông…. Ống dẫn lưu làm giảm tỉ lệ tụ máu và huyết thanh, bởi nó làm giảm môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Nhiễm trùng xảy ra khi bệnh nhân có sốt, rét, dịch có mùi hôi, sưng phồng hay phù ở vạt da.
4. Rò bạch mạch:
Tỷ lệ gặp: 1 – 2%.
Hay gặp bên T, bên P gặp 25%.
Xuất hiện chất lỏng màu sữa trong dẫn lưu.
Xử trí: ăn giảm chất béo, đầu cao, băng ép, nếu > 500ml/ngày: Phẫu thuật bít lỗ rò.
Để tránh biến chứng này, trong phẫu thuật tránh làm tổn thương ống ngực, kẹp và thắt bất kì nhánh bạch huyết nào nhìn thấy được hoặc có khả năng nằm trong vùng ống ngực. Nó nên được bao bọc bởi cân cơ, mô mỡ để tránh cắt vào thành. Sau khi khâu, phần thấp hơn ở phía cổ trái phải được kiểm tra một cách kĩ lưỡng phòng tụ dịch trấp. Hỏi chuyên gia gây mê để tăng áp lực trong ngực và đặt bệnh nhân vào tư thế Trendelenburg thì rất hữu ích trong nhận biết trong mổ rò dưỡng chấp trong ống dẫn ngực. Trong hầu hết những bệnh nhân bị rò dưỡng chấp được kiểm soát, xử trí trong quá trình mổ.
Trong thời kì hậu phẫu, việc rò dưỡng chấp được nhận ra bởi sự xuất hiện của chất lỏng màu sữa ở dẫn lưu. Nó thường rõ hơn trong khoảng 5 ngày đầu sau phẫu thuật. Nguồn gốc của dịch dưỡng có thể được xác nhận bằng việc đo lượng Triglycerides thường là trên 100mg/dL. Khi nghi ngờ dưỡng chấp bị rò, chế độ ăn uống sẽ được kê chế độ ăn kiêng giảm chất béo, kể cả trực tiếp hay gián tiếp sẽ được đưa ra. Vì những chuỗi Triglycerides trung bình được hấp thụ trực tiếp vào tĩnh mạch chính, tránh ống dẫn trong ngực. Cho bệnh nhân nâng cao đầu, hít thở và băng ép cũng được đề cập.
Nếu để lâu sẽ gây hoại tử các cấu trúc như cơ hoành, dây X.
5. Phù mặt, phù não:
Nạo vét hạch cổ tiệt căn hai bên cùng với việc thắt tĩnh mạch cảnh trong có thể gây phù mặt, phù não.
Một số trường hợp phù mặt xuất hiện nặng, đột ngột do thiếu dẫn lưu tĩnh mạch, tình trạng này sẽ giảm dần khi tuần hoàn bàng hệ được thiết lập.
Phù mặt nặng cũng hay gặp ở bệnh nhân đã điều trị xạ trị vùng đầu cổ trước phẫu thuật.
Sự phù thũng mặt kéo dài có thể được làm nhẹ bằng mát xoa thường xuyên.
6. Mù:
Hiếm khi xảy ra.
Mới có 5 trường hợp báo cáo trong y văn.
Nguyên nhân có thể do sự căng phồng tĩnh mạch nặng, tăng huyết áp trong phẫu thuật gây nhồi máu thần kinh hậu nhãn cầu.
7. Vỡ Động mạch cảnh:
- Biến chứng mạch máu
Chảy Máu
Tĩnh mạch: sau phẫu thuật cổ thường là tĩnh mạch sau hàm dưới ở đoạn cuối tuyến mang tai. Khi phẫu tích đoạn cuối tuyến mang tai, tĩnh mạch sau hàm dưới nên được buộc lại.
Một nhánh nhỏ của tĩnh mạch cổ ngang. Khi áp lực máu của bệnh nhân giảm, đầu đứt của tĩnh mạch có thể bị thụt vào và không chảy máu trong suốt quá trình mổ. Khi bệnh nhân tỉnh lại sau khi hết thuốc mê, ho và việc tăng áp lực ở bụng có thể dẫn tới chảy máu. Điều tương tự có thể xảy ra khi một nhánh nhỏ của tĩnh mạch trong cổ họng bị cắt khi phẫu thuật bao cảnh. Đặc biệt những nhánh mạch đó ở phía sau tĩnh mạch cảnh.
Để nhận ra bất cứ nguyên nhân có thể nào của chảy máu tĩnh mạch trong suốt quá trình phẫu thuật. Điểm rất quan trọng là làm sạch khu vực phẫu thuật với nước muối vào cuối ca phẫu thuật và hỏi bác sĩ gây mê để tăng huyết áp. Khi đó những điểm chảy máu không được chú ý sẽ xuất hiện. Mặt khác, những tĩnh mạch nhỏ dẫn trực tiếp từ tĩnh mạch dưới cổ nên được thắt hơn là đốt. Đặc biệt khi chúng được cắt gần những tĩnh mạch đó. Vì mô hoại tử sinh ra bởi sự đốt có thể gây ra xuất huyết trong thời kỳ hậu phẫu.
Nguyên nhân thường gặp của chảy máu động mạch là phần trên cuống thanh quản và phần động mạch dưới tuyến giáp.
Khi nghi ngờ xuất huyết ngay trong thời kì hậu phẫu. Việc chủ động truyền máu thích hợp và sự giữ gìn lỗ thông khí nên được ưu tiên trước hết. Sau đó, bệnh nhân nên được đưa đến phòng phẫu thuật để kiểm tra.
Vỡ Mạch Máu
Vỡ động mạch là 1 trong những biến chứng đáng ngại nhất (chiếm khoảng 5% các trường hợp). Hầu hết việc đứt xảy ra khi phẫu thuật cổ có kèm theo sự cắt bỏ hầu hay thanh quản. Tỷ lệ tử vong với việc đứt tự phát chiếm tới 50%, thời gian đứt thường là sau khi phẫu thuật 1 thời gian ngắn, trong thời gian khoảng 16 ngày. Tuy nhiên việc đứt được báo cáo chậm nhất là 200 ngày sau phẫu thuật.
Sự rò nước bọt liên tục vào vết thương có thể gây ra nhiễm trùng và hoại tử. Cuối cùng có thể dẫn tới vỡ một số mạch máu lớn ở cổ. Những nhân tố khác như thiếu dinh dưỡng, đái tháo đường và điều trị tia phóng xạ trước đó làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu.
Bất kì sự chảy máu vết thương nào cũng cần được coi là dấu hiệu cảnh báo. Nếu chảy máu kéo dài và rò hạ họng thì cần phải phẫu thuật kiểm tra lại vùng cổ.
Khả năng vỡ còn phụ thuộc chiều dài phần mạch bị bộc lộ, tình trạng mô mềm xung quanh.
Khi động mạch cảnh bị lộ trần, cần cảnh báo nguy cơ vỡ mạch, phải có máu cùng nhóm và dụng cụ phẫu thuật phù hợp tại giường.
Khi vỡ động mạch cần ép tay ngay vào vị trí vỡ, trong lúc đó truyền máu và dịch cho bệnh nhân, khi huyết áp ổn định mới đưa vào phòng mổ.
8. Biến chứng thần kinh:
– Dây XI: đau vai, hạn chế vận động vai. Tổn thương khi bóc tách, khi kéo Farabeuf.
Mức độ: đau vai khi ngủ
Đau vai khi vận động
Không đưa tay lên ngang được
Hạn chế quay đầu sang hai bên
Hạn chế quay tay
Sệ vai
Vùng nguy hiểm nhất dễ làm tổn thương thần kinh XI là phẫu thuật vùng V, vùng lân cận của điểm Erb. Trong vùng này, thần kinh cư trú ngay dưới da và được bao bọc bởi các mô.
– Tổn thương TK hoành: Liệt cơ hoành: khó thở 2 thì, khó thở khi ho, đau ngực, mạch đập nhanh, RL tiêu hoá: khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi…
Một mốc thuộc về giải phẫu rất hữu ích cho việc chỉ ra dây thần kinh cơ hoành là động mạch cổ ngang và mạch luôn luôn đi qua phía trước dây thần kinh.
– Tổn thương dây XII: Mất vận động lưỡi cùng bên, teo cơ lưỡi, khi vận động lệch về bên lành.
– Tổn thương dây X: nuốt vướng, RL nhịp tim, đầy hơi, chướng bụng.
Vết rạch sâu vào bao động mạch cổ có thể ảnh hưởng đến mạch máu thuộc về thần kinh và bình diện phẫu tích cho ca phẫu thuật sẽ bị mất. Vùng nguy hiểm khác của dây thần kinh X trong phẫu thuật vùng cổ là vùng thấp nền cổ, ở vùng lân cận ống ngực.
Khi phẫu thuật yêu cầu sự thắt buộc ống ngực, dây thần kinh X cần được xác định trước khi ống dẫn được bao quanh bởi mô. Buộc thắt cẩn thận để tránh vùi thần kinh trong nút buộc.
– Rối loạn cảm giác: tổn thương đám rối cổ.
Thân Giao Cảm
Tổn thương thân giao cảm biểu hiện trên lâm sàng là hội chứng ClaudeBernard Horner. Các triệu chứng là kết quả của giảm kích thích giao cảm bao gồm: chứng sa mí mắt, mặt lúc đỏ lúc tái và sung huyết (tắc) mũi. Nếu thương tổn này nằm dưới hạch hình sao, hội chứng horner sẽ không xảy ra. Để tránh làm hại đến cấu trúc thần kinh quan trọng này, ca phẫu thuật cần được tiến hành trước ngay khi bao động mạch cảnh được nhìn thấy. Sau đó, một vết rạch theo chiều dọc được để lại thần kinh X và dọc bao động mạch cảnh. Để thân giao cảm giữa đốt xương sống trước và động mạch cảnh.
Nhánh Hàm Dưới Của Thần Kinh Mặt
Nhánh hàm dưới của thần kinh mặt chạy dưới bề mặt của cơ bám da cổ, ở bề nông của tĩnh mạch mặt. Nó có thể bị tổn thương trong khi bóc tách vạt da cổ. Đặc biệt dễ tổn thương khi trong giải phẫu tuyến nước bọt dưới hàm. Trong phẫu thuật ta dùng tĩnh mạch mặt làm mốc để bảo vệ dây thần kinh. Tóm lại tĩnh mạch mặt được xác định ở vùng thấp hơn của tuyến nước bọt dưới hàm, nơi nó được buộc và phân nhánh. Tĩnh mạch gắn liền với vạt da trên khi bóc vạt. Điều này mang nhánh thần kinh ở mép tránh xa khu vực phẫu thuật.