1. ĐỊNH NGHĨA
– Hội chứng Ménière hay bệnh Ménière bao gồm ba triệu chứng chính: chóng mặt, điếc và ù tai có nguyên nhân từ sự rối loạn tai trong. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam.
2. NGUYÊN NHÂN
– Giả thuyết: Năm 1871 Knappin đưa ra giả thuyết: sự giãn ra của mê đạo màng.
Cơ chế bệnh sinh:
– Bất thường về giải phẫu.
– Di truyền gen trội.
– Miễn dịch.
– Rối loạn chuyển hóa kali.
– Rối loạn vận mạch (Migraine).
– Herpes simples virus typ I, II, Epstein barr virus.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
– Bệnh nhân mô tả cơn điển hình với tai, điếc hoặc ù đặc một tai. Thông thường cơn chóng mặt kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và giảm từ từ. Buồn nôn thường xảy ra khi chóng mặt đến mức cao nhất và nó làm giảm chóng mặt. Những triệu chứng này thường gây nhầm lẫn với chứng ăn không tiêu.
3.1.2. Cận lâm sàng
– Thính lực đồ bộc lộ điếc do thần kinh cảm giác tần số thấp ở tai phải, điển hình trong bệnh Ménière bên phải.
– Điện thính giác thân não – auditory brain stem response (ABR) để khảo sát đường dẫn truyền của dây thần kinh thính giác từ ốc tai lên não.
– CT hoặc MRI xương đá để loại trừ u dây thần kinh thính giác vì bệnh lý này có những triệu chứng tương tự như bệnh Méniere.
3.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Năm 1972, Hiệp hội tai mũi họng và đầu mặt cổ Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh.
– Điếc tiếp nhận tiến triển hoặc dao động.
– Chóng mặt từng cơn kéo dài từ 20 phút đến 24 giờ nhưng không mất ý thức và có xuất hiện động mắt.
– Ù tai thường ở một bên.
– Cơn chóng mặt có lúc thoái triển, có lúc bùng phát.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
– U dây thần kinh VIII.
– Migraine.
– Viêm dây thần kinh tiền đình.
– Cơn chóng mặt kịch phát lành tính (BPPV).
– Suy động mạch thân nền.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
– Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp và điều trị phòng ngừa. Nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân. Vestibulosuppressants (Betaserc, Meclizine) thường làm giảm triệu chứng, nhưng chỉ làm giảm triệu chứng chóng mặt do ức chế sự đáp ứng của não đối với tiền đình.
4.1.1. Đối với cơn cấp
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
– ĐỐI VỚI CƠN CẤP
+Promethazine (phenergan)
+Diphenhydramine (Benadryl)
+Dimenhydrinate (Gravol)
+Hyoscine (Scopolamine)
+Prochlorperazine (Stemetil)
+Meclizine (Bonamine)
4.1.2. Điều trị căn bản
* Chế độ ăn ít muối và dùng thuốc lợi tiểu.
* Các thuốc:
– Lợi tiểu: Acetazolamide 250mg/ ngày (chia làm 3 lần).
– Chống chóng mặt: Acetyl Leucine 500mg 3-6 viên/ ngày.
– Điều hòa tiền đình: Bétahistine 16mg x 3 lần/ ngày.
– Dãn mạch: Trimétazidine 20mg 1viên x3 lần/ ngày.
* Tiêm gentamicin xuyên màng nhĩ:
– Cơ chế: gây độc cho tiền đình.
– Liều lượng: 0,6ml gentamycin 40mg/ ml (12mg – 24mg).
Phẫu thuật nhân tiền đình
– Tiêm mỗi tuần cho đến khi triệu chứng chóng mặt giảm.
* Tiêm corticoid xuyên màng nhĩ:
– Cơ chế: giảm viêm và kiểm soát yếu tố tự miễn.
– Liều lượng: 0,25mg/ ml mỗi 2 ngày trong 3 tháng.
* Đeo máy chống tiếng ù tai.
4.2. Điều trị ngoại khoa
4.2.1. Mở túi nội dịch
– Để giảm áp hiện tượng sũng nước mê nhĩ. Phẫu thuật này không cải thiện được sức nghe mà chỉ làm giàm bớt triệu chứng ù tai và làm giảm cảm giác đầy tai.
4.2.2. Cắt dây thần kinh tiền đình chọn lọc (Selective vestibular neurectomy)
– Làm giảm triệu chứng chóng mặt nhưng không cải thiện sức nghe.
4.2.3. Hủy tiền đình (Labryrinthectomy) và cắt dây VIII
– Sẽ làm giảm tần suất chóng mặt nhưng lại hy sinh sức nghe, cho nên phẫu thuật này chỉ áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân nghe rất kém.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
* Bệnh Ménière thường xảy ra ở một bên tai nhưng khoảng 17% – 75% tiến triển ở cả hai tai. Bệnh Ménière thể nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống. Cơn chóng mặt của bệnh Méniere làm gia tăng nguy cơ:
– Té ngã.
– Tai nạn khi lái xe.
– Lo âu, trầm cảm (Depression or anxiety in dealing with the disease).
– Giảm thính lực càng lúc càng nặng.
6. PHÒNG BỆNH
– Thực hiện chế độ ăn kiêng ít muối, dùng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tần suất chóng mặt.
– Khi cơn chóng mặt xảy ra nên nằm ở phòng yên tĩnh và nhắm mắt lại.
– Thuốc giảm chóng mặt và buồn nôn có thể làm giảm các triệu chứng.
– Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia và rượu.
– Tránh mất ngủ và có chế độ dinh dưỡng thích hợp.
– Tránh mệt mỏi và căng thẳng quá mức.
– Giảm các stress, vì stress có thể làm trầm trọng cảm giác ù tai và chóng mặt.